--> -->
Dòng sự kiện:

“Em và Trịnh” - Luồng gió mới cho điện ảnh Việt

05/07/2022 09:26

Chia sẻ
Theo số liệu từ trang thống kê doanh thu độc lập Box Office Việt Nam, sau chưa đầy 1 tháng công chiếu, phim “Em và Trịnh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã thu về hơn 95 tỷ đồng. Từ rất lâu, điện ảnh Việt Nam mới được chứng kiến một luồng gió mới khiến giới mộ điệu và khán giả bàn tán nhiều đến vậy.
Điện ảnh Việt nhìn từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII: Dấu ấn và tiếc nuối "Bố già" và "Hồ sơ cá sấu" nhận giải Cánh diều Vàng 2020

Chuyện phim bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ định mệnh giữa thiếu nữ người Nhật Michiko và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tuổi trung niên tại thành phố Paris hoa lệ. Cô gái đến Việt Nam tìm hiểu về những tình khúc và những bóng hồng trong cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, để rồi nhận ra tình yêu nảy nở trong trái tim mình.

“Em và Trịnh” - Luồng gió mới cho điện ảnh Việt
Một cảnh trong phim “Em và Trịnh”.

Phim có cách kể chuyện thông minh khi thông qua cuộc gặp gỡ này để kể về tuổi trẻ của Trịnh, từ một chàng thư sinh theo chủ nghĩa lãng mạn, trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, viết về tình yêu và nỗi đau nhân loại. Từ đây hành trình ngược dòng thời gian về quá khứ, khán giả được khám phá thời thanh xuân của ông với những rung động trong tình cảm cùng dàn bóng hồng như Dao Ánh, Bích Diễm, Thanh Thúy và Khánh Ly.

Kể từ khi công bố dự án vào tháng 3/2019, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng ê kíp đã gây chú ý khi làm phim về huyền thoại âm nhạc Trịnh Công Sơn. Trong khi nhiều sản phẩm điện ảnh trong nước dường như đã gây nhàm chán với các bộ phim hài nhảm, ngôn tình thì việc làm phim về một "tượng đài" âm nhạc với nhiều lát cắt thời gian là sự thách thức không nhỏ. Nhà sản xuất cho biết đã dành cả năm trời thu thập, nghiên cứu nguồn tư liệu khổng lồ do gia đình, bạn bè cố nhạc sĩ cung cấp, đến tất cả những nơi ông từng đặt chân đến, gặp gỡ phỏng vấn những người thân thiết nhất của ông để có một hình dung sống động, tỉ mỉ nhất về Trịnh Công Sơn. Bên cạnh đó, lối xử lý hình ảnh cũng như dàn dựng bối cảnh của nhà làm phim cũng hết sức kỹ lưỡng. Từ những chi tiết nhỏ như bao diêm, gói thuốc, vé tàu, bao thư cho đến quần áo, phụ kiện đều toát lên phong cách của những năm 90 về trước.

Ngoài ra, điểm sáng của bộ phim là dàn diễn viên đa số cũng là những gương mặt rất mới, tuổi đời trẻ và tuổi nghề cũng trẻ. Thế nhưng họ đều là những gương mặt tài năng và không hề “non nớt” trong diễn xuất. Ngôi sao sáng nhất của “Em và Trịnh” không thể không nhắc tới Bùi Lan Hương. Trong số những nàng thơ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất hiện trên phim, Khánh Ly của Bùi Lan Hương là người phụ nữ ấn tượng hơn cả. Nữ ca sĩ gốc Hà thành cho thấy một nét diễn rất tự nhiên, đôi lúc hài hước nhưng cũng có khi trầm tư, trải đời. Trong giọng điệu, cách nói chuyện của cô toát lên khí chất của một người đàn bà nhiều va vấp với cuộc đời, từng mạnh mẽ, bản lĩnh vượt qua định kiến xã hội để làm mẹ đơn thân khi còn trẻ. Không kém cạnh Khánh Ly, Dao Ánh của Hoàng Hà cũng là một nàng thơ nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả. Cô gái trẻ đến từ Thủ đô vào vai Dao Ánh thời trẻ với vẻ đẹp mộc mạc, rạng ngời và trong trẻo. Trong những phân cảnh đọc thư từ người tình, Dao Ánh không dùng thoại mà diễn bằng ánh mắt vô cùng thuyết phục, mang đến những xúc cảm về một thiếu nữ đang chìm đắm trong tình yêu.

Nhạc phim cũng là một điểm cộng lớn. Nhờ sự xử lý tài hoa của nghệ sĩ Đức Trí, “Em và Trịnh” sở hữu list nhạc hơn 30 ca khúc bất hủ, chỉ cần giai điệu vang lên đã khiến nhiều người nổi da gà. Điều đặc biệt là, bộ phim đã đưa khán giả, nhất là những bạn trẻ đến gần hơn với nhạc Trịnh và hiểu về bối cảnh sáng tác những bài hát nổi bật của ông như “Ướt mi”, “Nhìn những mùa thu đi”, “Diễm xưa”, “Nắng thuỷ tinh”... Đoạn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc già đi xe ngang qua rừng cao su ở Đà Lạt rồi hồi tưởng Dao Ánh cùng một vườn đầy hoa hướng dương, lúc đó nhạc lên đã làm khán giả thực sự xúc động. Nhiều khán giả trẻ cho biết, sau khi xem phim thì những giai điệu của nhạc phim cứ văng vẳng trong đầu như thôi thúc họ hãy tìm hiểu về ông và nhạc Trịnh.

Thế nhưng vẫn còn có những tiếc nuối cho phim “Em và Trịnh” về những hạt sạn như kịch bản về cuộc đời ông vẫn còn có chỗ hư cấu trong khi đó lại không xử lý khéo léo nên giả trân, gượng gạo. Nội dung tuy đã có chiều sâu nhưng vẫn ôm đồm khiến chưa đủ logic trong từng chi tiết, nhân vật. Diễn xuất của các nhân vật đóng vai Trịnh Công Sơn dù đã cố gắng nhưng vẫn không làm toát lên được cái thần thái của Trịnh. Bộ phim cũng vấp phải ý kiến trái chiều khi ca sĩ Khánh Ly cho biết, cả đời bà kính nể Trịnh Công Sơn như bậc cha chú, do đó không thể có những hành động bằng vai phải lứa như Khánh Ly trong phim. Mối quan hệ của bà với nhạc sĩ không phải tình yêu như được tô vẽ trong “Em và Trịnh”.

Tuy nhiên, với quan niệm của người thích nhạc Trịnh, không quá quan tâm về đời sống của ông thì bộ phim đã là thành công trong việc thu hút người trẻ thời nay tìm về những giá trị xưa cũ, tốt đẹp. Quả vậy, âm nhạc là nơi chất chứa những tâm tư sâu kín nhất và thể hiện được dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Qua từng giai đoạn âm nhạc gắn với những thăng trầm lịch sử, người trẻ sẽ hiểu hơn về những triết lý nhân sinh quan cuộc đời. Giống như những câu nói của Trịnh Công Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí của khán giả: “Khi còn trẻ, người ta nghĩ có thể dễ dàng từ bỏ một mối tình. Vì người ta nghĩ rằng những hạnh phúc, những điều mới mẻ nhất sẽ đến trong tương lai. Cũng có thể. Nhưng đâu biết rằng những gì ta mong muốn và cần nhất chỉ đến một lần trong đời”./.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm