--> -->
Dòng sự kiện:

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

28/11/2023 19:30

Chia sẻ
Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học trò Nữ giáo viên Địa lý luôn hết mình vì học sinh thân yêu

Nâng cao chất lượng dạy - học

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” được ngành GD&ĐT Hà Nội triển khai từ tháng 12/2022 trong toàn ngành nhằm đẩy mạnh sự kết nối giữa ngành GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và các nhà trường trong việc chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là một giải pháp mới nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhà giáo, từng nhà trường để cùng thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, giảm khoảng cách giữa các trường học ở các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh
Giáo viên các nhà trường tăng cường giao lưu, chia sẻ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục.

Hưởng ứng phong trào, các Phòng GD&ĐT, nhà trường đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch kết nối với đơn vị bạn, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu... Mới đây, tiết học đặc biệt đặt tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Đan Phượng (huyện Đan Phượng) do một giáo viên giỏi của Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) được kết nối tới hơn 200 điểm cầu của các trường học trên địa bàn Thành phố đã đem lại nhiều hứng khởi cho cả giáo viên và học sinh. Việc đổi mới cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhận được sự ủng hộ và phản hồi tích cực của các cán bộ quản lý, giáo viên và cả học sinh. “Được học với cô giáo của một trường khác, chúng em rất hào hứng. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách thức mang đến cho chúng em niềm hứng khởi riêng, thêm động lực để chúng em hoàn thành tốt bài học. Em mong sẽ có thêm nhiều tiết học như thế này”, Bùi Cao Thái Sơn (học sinh lớp 11A2 Trường THPT Đan Phượng bày tỏ.

Qua ghi nhận, từ đầu năm học 2023 - 2024 đến nay, đã có rất nhiều tiết dạy trực tuyến như thế được triển khai với phạm vi kết nối không chỉ trong từng quận, huyện, thị xã mà đã lan tỏa toàn Thành phố. Chăm chú theo dõi, ghi chép tỉ mỉ, ghi hình lại các bài giảng - đó là cách mà cán bộ, giáo viên các nhà trường dự các tiết dạy của đồng nghiệp trường bạn. Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) chia sẻ: “Chúng tôi học được rất nhiều kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp. Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, giáo viên biết cách truyền đạt những nội dung khó để học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu. Qua các giờ dạy của đồng nghiệp cũng như qua thảo luận, trao đổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cũng có thêm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ, phụ đạo học sinh yếu, kém”.

Còn theo thầy giáo Lý Đức Kim (Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lập, huyện Đan Phượng), phong trào đã góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục; giúp các nhà trường học hỏi trong quản lý điều hành, thầy cô có thêm kinh nghiệm trong triển khai giờ dạy, học sinh thêm bạn bè và tự tin hơn.

Rút ngắn khoảng cách về chất lượng

Là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm 15% trong tổng số 70.000 học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Ba Vì thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị ở địa bàn quận. Theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, 102 trong tổng số 111 trường học của huyện đã ký kết với các trường học thuộc quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Tây Hồ... Nội dung hoạt động được cụ thể hóa với các sinh hoạt chuyên môn, tập trung tháo gỡ những nhiệm vụ khó và mới như giáo dục STEM, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu, kém... Gần 1.400 học sinh của huyện đã được hỗ trợ về học tập như dạy phụ đạo miễn phí; trao tặng sách vở và tiền mặt để các em yên tâm đến trường... Qua đó đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy học trên địa bàn.

Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện 100% các đơn vị quận huyện, thị xã trên địa bàn đã kết nối, ký kết giao ước, xây dựng nội dung, kế hoạch và lộ trình thực hiện phong trào. Có 672 trường mầm non, tiểu học, THCS tổ chức gặp gỡ, ký biên bản ghi nhớ song phương; 65 trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên ký cam kết giao ước.

Tính đến hết năm học 2022 - 2023, có 160 chuyên đề được tổ chức thực hiện. Ở mức độ cấp trường, đã có 628 chuyên đề chia sẻ, liên kết được thực hiện, tập trung chủ yếu vào những hoạt động hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, các chuyên đề về hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống cho trẻ mầm non; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, ôn thi học sinh giỏi. Các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên đã thực hiện được 30 buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn theo hình thức trực tiếp, thực hiện được 6 buổi chia sẻ kinh nghiệm, dạy học theo hình thức online...

Bên cạnh các hoạt động chia sẻ, học tập trong lĩnh vực chuyên môn, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng là một nội dung được các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục quan tâm. Việc cho học sinh các trường ngoại thành thăm quan học tập ở các trường nội thành và ngược lại được nhiều trường THPT tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các đơn vị còn tích cực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.

Để phong trào có sức lan tỏa và đạt hiệu quả tốt hơn, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, thời gian tới, lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực; yêu cầu phong trào là một trong những nội dung thi đua của đơn vị, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các cơ quan, các doanh nghiệp... đưa giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân.

Phạm Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm