--> -->
Dòng sự kiện:

GDP sẽ tăng nhờ giảm 2% thuế VAT

06/07/2023 13:36

Chia sẻ
Từ ngày 1/7, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) chính thức có hiệu lực. Việc giảm thuế này được xem là “mũi tên” trúng nhiều đích khiến không chỉ doanh nghiệp, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế 2% VAT sẽ thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là tại thành phố lớn như Hà Nội.
Hàng loạt nhà hàng, siêu thị, ứng dụng gọi xe... bắt đầu giảm thuế VAT Hàng chục ngàn sản phẩm giảm thuế VAT xuống còn 8% tại các chuỗi bán lẻ của Central Retail Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

Doanh nghiệp vui mừng

Ngày 30/6 vừa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. Theo Nghị định này, hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế VAT 10%, sẽ được giảm còn 8%, thời gian áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2023.

Đây là lần thứ hai thuế VAT được giảm 2% đồng bộ từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến gia công, tiêu dùng, có tác dụng trực tiếp giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm và giúp kích thích tái đầu tư sản xuất kinh doanh với đầu vào của nguyên vật liệu hoặc tái mua thêm hàng hóa tiêu dùng.

GDP sẽ tăng nhờ giảm 2% thuế VAT
Giảm 2% thuế VAT giúp kích thích tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm 2% thuế VAT trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, cho biết, trong giai đoạn khó khăn của thị trường như hiện nay, đặc biệt là khi tiền lương sẽ được điều chỉnh tăng trong tháng 7/2023, sẽ kéo theo hàng loạt mặt hàng như sách giáo khoa, học phí, nước sạch… rục rịch tăng giá. Vì thế, chính sách giảm 2% thuế VAT được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô và cả nước; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng may mặc tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội), bà Đặng Thị Minh Thu, đại diện cơ sở may mặc Minh Thu cho biết, cơ sở may mặc Minh Thu chủ yếu sản xuất gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp may mặc lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, cùng sự suy thoái kinh tế khiến các đơn hàng bị giảm sút, nhiều lao động phải làm việc cầm chừng. Trong khi đó, cơ sở sản xuất cũng phải thắt chặt chi tiêu.

“Thuế VAT giảm xuống 2% dù không lớn, nhưng giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như chúng tôi tiết kiệm được chi phí rất nhiều cho sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm và giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động tăng lên”, bà Minh Thu chia sẻ.

Cũng bày tỏ niềm vui mừng trước việc giảm thuế VAT, ông Phạm Duy Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Long Bảo Thịnh Phát tại Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, với mức độ vận hành hiện nay, một quý Công ty có thể giảm được gần 1 tỉ đồng. Số tiền này Công ty sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và mua thêm máy móc mới và đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đảm bảo việc làm và tăng mức thu nhập cho người lao động, vì hiện nay thị trường vẫn vẫn còn rất khó khăn.

Người dân cùng hưởng lợi

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ ban hành quy định giảm thuế VAT 2%, không chỉ góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy các doanh Hà Nội có cơ hội kích cầu tiêu dùng, giảm giá bán sản phẩm… Vì thế, chính sách này còn được ví như “mũi tên trúng nhiều đích”, góp phần giảm chi phí cho người dân, đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày.

Chị Nguyễn Thị Hòa ở Kim Mã, Ba Đình (Hà Nội) cho biết, gia đình chị thường có thói quen mua sắm ở siêu thị, cửa hàng tiện ích vì có hóa đơn để yên tâm về chất lượng sản phẩm. Mỗi tháng gia đình cũng mua các nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn chục triệu đồng. Vì thế, khi thuế được giảm 2% giúp chị Hoài tiết kiệm được rất nhiều.

“Thuế giảm xuống 2%, khi mua sắm hàng hóa tại siêu thị gia đình, mỗi tháng gia đình tôi cũng tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng. Số tiền tiết kiệm không lớn, song, nếu cộng lại thì đây cũng là một khoản tiền kha khá; bởi không chỉ mua sắm ở siêu thị, chúng tôi còn sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nữa. Trong thời điểm vật giá leo thang, giá sản phẩm tiêu dùng đắt đỏ, việc tiết kiệm được vài trăm nghìn đồng/tháng giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc chi tiêu cho gia đình”, chị Hòa cho hay.

Cũng bày tỏ niềm vui mừng khi biết thông tin thuế VAT giảm 2% (từ 10% xuống còn 8%), anh Hoàng Ngọc Huân, công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, lương công nhân của anh Huân hiện nay là 10 triệu đồng/ tháng. Vì Công ty trả lương vào thẻ nên anh Huân thường mua sắm hàng hóa tại siêu thị vì không muốn phải rút tiền mặt, đồng thời trong siêu thị cũng hay được giảm giá thực phẩm nên rẻ hơn khi mua ở chợ.

“Giờ thuế VAT giảm 2%, từ việc mua hàng so với khi chưa được giảm thuế, tính ra tôi tiết kiệm được hơn 200.000 đồng/tháng. Với công nhân như chúng tôi, tiết kiệm được đồng nào quý đồng đó”, anh Huân chia sẻ.

Chia sẻ thêm về chính sách giảm thuế VAT 2% vừa có hiệu lực đầu tháng 7/2023, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất là thị trường. Trong khi thị trường xuất khẩu hiện nay cũng đang rất khó, thì rất cần phải khơi thông thị trường trong nước. Một trong những biện pháp rất quan trọng hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp là áp dụng chính sách giảm thuế. Tuy nhiên, để thực sự hỗ trợ được các doanh nghiệp thì cần phải tăng mức giảm thuế lên 3% thay vì 2% và thời gian phải kéo dài đến hết năm 2024.

“Việc giảm giá được thấy rõ nhất ở những nơi bán hàng có hóa đơn, chứng từ rõ ràng như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... Khi đó, chính sách giảm thuế VAT 2% giúp hàng hóa rẻ hơn, qua đó kích thích sản xuất, kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm, làm tăng cung - cầu trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2023”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.

Huyện Ứng Hòa: Chăm lo toàn diện cho người lao động, lan tỏa tinh thần “Cảm ơn người lao động”

Những ngày này, trong không khí sôi động của cả nước hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn như Ngày Giải phóng miền Nam, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Ứng Hòa hân hoan đón chào Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức.

Nhận định trận Fulham vs Everton: “Vua hòa” liệu có phá dớp tại Craven Cottage?

Trận giữa Fulham và Everton diễn ra vào lúc 21h00 ngày 10/5 thuộc khuôn khổ vòng 36 Ngoại Hạng Anh 2024/25 trên sân Craven Cottage. Cả hai đội đều đang trải qua những giai đoạn không mấy suôn sẻ, hứa hẹn một cuộc đối đầu khó đoán và đầy toan tính. Đội khách Everton, vốn đã có tiếng là “vua hòa” nên họ sẽ chơi thận trọng để giành lấy một điểm trên sân khách.
Xem thêm