--> -->
Dòng sự kiện:

Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

04/05/2023 10:01

Chia sẻ
Tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/7 đến hết năm 2023 là đề xuất mới nhất từ Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính. Nếu được thông qua thì với cùng một ví tiền của bất kỳ người dân nào sẽ có thể mua được nhiều hàng hoá hơn, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng để chính các doanh nghiệp sản xuất cũng được hưởng lợi sau đó.
Hàng chục ngàn sản phẩm giảm thuế VAT xuống còn 8% tại các chuỗi bán lẻ của Central Retail Hàng loạt nhà hàng, siêu thị, ứng dụng gọi xe... bắt đầu giảm thuế VAT

Người dân được hưởng lợi

Nếu VAT giảm từ 10% xuống 8%, liệu giá các mặt hàng có giảm? Câu trả lời tuy chưa chắc chắn nhưng đó là kỳ vọng mà người tiêu dùng đang trông đợi. Chị Đinh Thị Hiền, một người dân ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Sáng hôm qua tôi đi mua một bó rau muống ở trong siêu thị với giá 15 nghìn đồng. Nếu thuế giảm 2%, tôi sẽ mua với giá rẻ hơn, tiết kiệm chi tiêu đối với gia đình. Các mặt hàng khác cũng vậy. Số tiền tiết kiệm được chúng tôi sẽ đi mua thêm những mặt hàng khác để phục vụ cuộc sống. Ngoài ra, nếu các hộ kinh doanh hàng ăn có thể mua nguyên liệu với giá rẻ hơn, giá bán cũng sẽ giảm đi, người dân cũng được hưởng lợi”.

Chị Trần Thị Mùi, chủ một cửa hàng bán phở ở Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội cũng cho biết, làm dịch vụ ăn uống ai cũng mong muốn mua được thực phẩm tốt với giá rẻ, bởi như vậy giá thành sản phẩm bán ra mới rẻ, thu hút được đông khách tới nhà hàng. “Với giá bán giảm, người tiêu dùng mua hàng nhiều, chúng tôi bán được nhiều hơn, thì đối với những người cung cấp hàng hóa trực tiếp cho chúng tôi cũng sẽ được lợi. Nhìn chung lợi cả đôi bên”, chị Mùi nhận định.

Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng
Ảnh minh họa: BT

Không chỉ các hộ dân, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, mà ngay chính các doanh nghiệp cũng đang kỳ vọng vào chính sách giảm thuế. Từ góc độ thực thi, ông Lê Thanh Hà, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hadico cho rằng, trong các chính sách tài khoá, giảm thuế VAT tạo tác động trực tiếp cho nền kinh tế, có tính lan toả và dễ triển khai. Khi chính sách có hiệu lực, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi ngay từ việc giảm thuế.

“Doanh nghiệp giảm chi phí thực thi, không cần qua các khâu xét duyệt thủ tục hồ sơ hay các điều kiện ngặt nghèo. Không chỉ các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ được hưởng lợi trực tiếp, việc giảm thuế còn hiệu lực lan toả tới doanh nghiệp ở những lĩnh vực liên quan tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có cung cấp hàng hoá dịch vụ đang áp thuế VAT 10% nếu hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ được quy định.

Hơn nữa, khi nền kinh tế khởi sắc, người dân có tích lũy sẽ tăng tiêu dùng và đầu tư, mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác, có thể không hoặc ít được hưởng lợi hơn từ việc giảm thuế VAT”, ông Lê Thanh Hà phân tích.

“Liều thuốc” giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng

Vấn đề doanh nghiệp này mong muốn, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, các cơ quan chức năng có phương án giảm thuế đồng bộ ở các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến chuỗi cung ứng để thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện. Bởi lẽ trong chuỗi, có những mặt hàng không được giảm thuế nhưng lại sử dụng hàng hoá đầu vào được giảm thuế khiến cho doanh nghiệp bán hàng được giảm thuế nhưng doanh nghiệp mua hàng bị tăng thuế…

Ngoài ra, trong trường hợp chỉ áp dụng giảm thuế với một số hàng hoá, dịch vụ, cần có hướng dẫn, phân loại cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không gây nhầm lẫn vì thời gian thực hiện giảm thuế không quá dài, kéo dài trong nửa cuối năm nay.

Kết thúc năm 2022, chính sách giảm thuế VAT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có kiến nghị tiếp tục thực hiện giảm thuế đến hết năm 2023. Ảnh hưởng của kinh tế thế giới, doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đối mặt với khó khăn khi nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đều có dấu hiệu giảm.

Giảm thuế VAT - “Liều thuốc” kích cầu tiêu dùng

Đặt lên bàn cân những mặt được và chưa được, nếu tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế VAT trong bối cảnh trên, câu trả lời nhận được là khá rõ ràng. Giảm thuế VAT, cả doanh nghiệp và người dân giảm bớt nỗi lo tăng giá hàng hóa, giảm áp lực đầu vào kích thích tiêu dùng hiệu quả và thúc đẩy sản xuất. Đặc biệt, với doanh nghiệp, năm 2023 khi “cơ thể” đang hồi phục sau đại dịch Covid-19 lại được dự báo chịu tiếp tác động của “cơn gió nghịch” thì chính sách tài khóa hỗ trợ, trong đó chủ đạo là trợ lực từ chính sách thuế được xem là liều thuốc giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng trong thời gian tới.

Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), năm 2023, suy thoái kinh tế khiến doanh nghiệp vẫn bộn bề khó khăn. Trong quý I, xuất khẩu của doanh nghiệp sụt giảm. Thúc đẩy thị trường nội địa, tăng tiêu dùng trong nước được xem là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay tổng cầu trong nước khá yếu. Việc sử dụng công cụ thuế để kích cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết, trong đó hữu hiệu nhất có lẽ là chính sách giảm thuế VAT.

Trước đó, chính sách này đã được thực hiện trong năm 2022, được đánh giá là một trong số những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mang lại hiệu quả sâu rộng. Về cơ bản, giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Nhưng, việc giảm thuế VAT trong thời điểm khó khăn lại góp phần duy trì tăng trưởng bởi chi phí đầu vào giảm góp phần giảm áp lực, kích thích sản xuất cho doanh nghiệp. Đồng thời, kích cầu tiêu dùng thông qua chính sách giảm giá từ giảm thuế VAT góp phần giảm lạm phát. Vòng quay tiêu dùng như thế sẽ tạo ra những đóng góp vào tăng trưởng GDP và ngành thuế có nguồn thu.

Trong các chính sách tài khoá, giảm thuế VAT tạo tác động trực tiếp cho nền kinh tế bởi khi chính sách có hiệu lực, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi ngay lập tức, tính minh bạch cao, giảm chi phí thực thi, không cần qua các khâu xét duyệt hồ sơ hay các điều kiện ngặt nghèo. Việc thực hiện giảm thuế VAT khá tốt trong năm 2022 cho thấy hiệu quả của chính sách và từ tình hình thực tế hiện nay cần thiết tiếp tục kéo dài chính sách này trong năm nay.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm