
Ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy: Phương pháp mới điều trị bệnh bạch biến
04/06/2020 14:33
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây là phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: Tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.
![]() |
Bệnh nhân bạch biến sau hai tháng ghép tế bào (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Các bác sĩ lấy da ở vùng hông hoặc mặt trước đùi theo tỷ lệ 1/5 (ví dụ vùng bạch biến cần được ghép có diện tích là 10 cm² thì cần lấy 2 cm² ở vùng trước đùi). Nếu tổn thương rộng tỷ lệ này có thể là 1/10. Miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, sau đó sẽ ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này sẽ được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). Tế bào ghép vào sẽ được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng một tuần.
Phương pháp này được chỉ định thực hiện với các trường hợp bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất một năm (trong vòng một năm không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng); Không có hiện tượng Kobner (không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương) và không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.
Đánh giá về phương pháp điều trị mới này, bác sĩ Tâm cho hay, đây là một phương pháp khá an toàn, ít tác dụng phụ. Mỗi người chỉ mất nhiều nhất khoảng 4 giờ để hoàn thành các quy trình. Bệnh nhân sau ghép có thể gặp các tác dụng phụ như: Sẹo lồi, nhiễm khuẩn, tăng sắc tố sau viêm… Tỷ lệ gặp tác dụng phụ sẽ liên quan tới lựa chọn bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ. "Hiện tại, sau khi tiến hành ghép cho khoảng hơn 100 bệnh nhân, ê-kíp phẫu thuật ghép của chúng tôi đã làm chủ được hoàn toàn kỹ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ", bác sĩ Tâm nói.
Phương pháp này được cho là đạt hiệu quả rất cao, có thể lên tới 70-80% đặc biệt trong bạch biến đoạn, và thường rất ít tái phát với bạch biến đoạn. Với bạch biến thể thông thường, tỷ lệ tái phát cao hơn, từ 10-20%. Thông thường người bệnh bạch biến chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ghép hơn một lần để tăng hiệu quả cao hơn. Thời gian để đặt hiệu quả thường sau 1-2 tháng, tối đa sau 6-12 tháng.
Bác sĩ Tâm cũng cho biết, để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất là người bệnh sau khi ghép cũng kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu.
"Có một số viện cũng đã từng dùng kỹ thuật này để điều trị cho sẹo bỏng, tuy nhiên việc áp dụng cho bạch biến còn hạn chế. Trước đây, chúng ta chưa có đầy đủ vật tư để triển khai kỹ thuật này như không có gạc collagen khô. Đến nay, ngoài có đầy đủ vật tư, có máy móc hiện đại chuyên về da liễu, ê-kíp chúng tôi cũng làm rất kỹ phân tích về dung dịch nuôi tế bào, đếm tế bào xem tỷ lệ sống chết của tế bào. Vì thế, có thể coi kỹ thuật này được tiến hành chuẩn đầu tiên ở Việt Nam và cho hiệu quả cao, đem lại nhiều hy vọng cho người bệnh", bác sĩ Tâm cho biết thêm.
Bạch biến là căn bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố khiến vùng da trông như bị tẩy trắng. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. |

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tuyên dương 1.426 công nhân giỏi

Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
