--> -->
Dòng sự kiện:

Giả danh công an bắt giữ người trái phép có thể bị xử lý hình sự

30/11/2019 08:47

Chia sẻ
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an thành phố Hà Nội cho biết đã phát lệnh truy nã đối với Phạm Thành Đồng về hành vi giả danh công an để bắt người trái pháp luật.  
gia danh cong an bat giu nguoi trai phep co the bi xu ly hinh su Chủ động phòng cháy trong mùa hanh khô
gia danh cong an bat giu nguoi trai phep co the bi xu ly hinh su Cảnh giác với cướp “đội lốt” xe ôm công nghệ

Trước đó, sáng 21/5/2018, tại tổ dân phố Ngô Sài (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai), Phạm Thành Đồng (SN 1989; trú tại xóm 7, xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cùng một số thanh niên đã giả danh Công an và có hành động khống chế, bắt giữ anh H.V.B (ở tỉnh Phú Thọ).

Nhận thấy sự bất thường, nhiều người dân quanh khu vực chứng kiến sự việc đã vào can ngăn thì nhóm thanh niên bỏ đi. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành điều tra và xác định đây là nhóm đối tượng giả danh lực lượng Công an.

gia danh cong an bat giu nguoi trai phep co the bi xu ly hinh su
Đối tượng Phạm Thành Đồng bị phát lệnh truy nã

Căn cứ vào tài liệu điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Phạm Thành Đồng về tội Bắt người trái pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.

Ngày 16/10/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố đã ra Quyết định truy nã bị can đối với Đồng. Nếu phát hiện đối tượng Phạm Thành Đồng, người dân có thể báo ngay cho Phòng Cảnh sát hình sự (số 7 Thiền Quang, Hai Bà Trưng; SĐT: 0868718186).

Hiện nay, tội phạm giả danh công an lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an.

Trong đó, hành vi của Phạm Thành Đồng và nhóm người trên là trái pháp luật, xâm phạm tới cả hai khách thể được pháp luật bảo vệ, đó là quyền tự do và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của công dân. Hành vi của các đối tượng này đã có dấu hiệu của tội bắt người trái pháp luật, được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, khi thực hiện việc bắt người trái pháp luật, nếu những đối tượng này đã có hành vi xâm hại tới sức khỏe của nạn nhân, bị tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì các đối tượng còn phải chịu thêm tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 157 đó là “gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%".

Nếu bị truy tố ở khoản 2 Điều 157 thì những đối tượng này sẽ phải đối diện với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

Trong trường hợp, tỷ lệ thương tích của bị hại được kết luận là từ 61% trở lên thì những đối tượng bắt giữ người trái pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt người trái pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 157 Bộ luât hình sự với khung hình phạt từ 5 năm tù đến 12 năm tù.

PV

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm