--> -->
Dòng sự kiện:

Giả danh lực lượng phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản, 6 bị cáo lĩnh án tù

01/09/2021 18:38

Chia sẻ
Hội đồng xét xử nhận thấy: cần áp dụng hình phạt tù cách ly các bị cáo với xã hội một thời gian nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Căn cứ điểm b, khoản 3, Điều 170 Bộ luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Đức Anh 48 tháng tháng tù; Phạm Việt Đức, Nguyễn Đức Quân, Nguyễn Đắc Thắng: 36 tháng tù; Nguyễn Văn Tường Huy: 30 tháng tù và Trần Minh Sang 24 tháng tù.
Cảnh giác thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo Bắt đối tượng xe ôm công nghệ giả danh công an

Sáng 1/9, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm, xét xử 6 bị cáo giả danh lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 để cưỡng đoạt tài sản của người đi đường. Vụ án được xác định là án điểm để tuyên truyền răn đe các hành vi vi phạm pháp luật trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Đức Anh (17 tuổi, thường trú tại quận Tây Hồ), Phạm Việt Đức (17 tuổi, thường trú tại quận Đống Đa), Nguyễn Đức Quân và Trần Minh Sang (cùng 15 tuổi, thường trú tại quận Ba Đình), Nguyễn Đắc Thắng (17 tuổi, thường trú tại quận Hoàn Kiếm) và Nguyễn Văn Tường Huy (17 tuổi, thường trú tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Giả danh lực lượng phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản, 6 bị cáo lĩnh án tù
Các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội tại phiên toà.

Theo hồ sơ của các cơ quan tố tụng, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, các bị cáo đã bàn bạc và thống nhất mặc quần áo dân quân tự vệ, ra đường tìm người không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, vi phạm quy tắc phòng chống dịch... đe dọa đưa người vi phạm về trụ sở UBND phường xử lý. Mục đích của các bị cáo là dọa người vi phạm để họ đưa tiền nếu muốn được bỏ qua lỗi vi phạm.

Khoảng 20 giờ ngày 2/8/2021, nhóm bị cáo trên đã tập trung tại nhà Nguyễn Đức Quân, sau đó di chuyển bằng xe máy trên các tuyến đường thuộc các quận: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.

Đến khoảng 1 giờ 30 ngày 3/8, nhóm bị cáo phát hiện anh Đặng Xuân Long (trú tại quận Hoàn Kiếm) chở theo một người đang đi xe máy dưới chân cầu Long Biên nên đuổi theo. Đến trước số nhà 44 phố Trần Nhật Duật, nhóm đối tượng ép anh Long dừng xe và yêu cầu kiểm tra hành chính. Sau đó, Đức hỏi anh Long lý do ra đường và giấy tờ đi đường. Khi anh Long đang mở cốp xe lấy giấy tờ thì một đối tượng trong nhóm của Đức nói: “Dịch dã thế này ra đường làm gì, có tiền bồi dưỡng mấy anh em đi làm đêm hôm”.

Do thấy nhóm người mặc trang phục dân quân tự vệ, sợ bị phạt nhiều tiền nên anh Long đã lấy toàn bộ số tiền trong ví là 341.000 đồng đưa cho bị cáo Đức. Hành vi cưỡng đoạt tài sản của nhóm bị cáo ngay sau đó đã bị tổ công tác của Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện, bắt quả tang.

Công an quận Hoàn Kiếm thu giữ tang vật tại hiện trường gồm: 3 dùi cui gỗ, 1 gậy chỉ huy giao thông, 2 dùi cui điện, 3 bộ đàm, 1 khẩu súng bắn đạn nhựa và số tiền 341.000 các đối tượng vừa cưỡng đoạt được.

Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm làm rõ, ngoài hành vi bị bắt quả tang nêu trên, nhóm bị cáo này đã nhiều lần thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản khác. Trong đó, ngày 29/7, các bị cáo Đức Anh, Thắng, Huy đi quanh khu vực quận Đống Đa và chặn xe máy của 1 phụ nữ tại khu vực phố Ô Chợ Dừa rồi cưỡng đoạt 600.000 đồng. Cũng thủ đoạn tương tự, ngày 31/7, các bị cáo Quân, Huy, Đức Anh và Sang đi quanh khu vực chợ Hòa Bình (quận Hai Bà Trưng) đã chiếm đoạt số tiền 2 triệu đồng của một thanh niên.

Giả danh lực lượng phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản, 6 bị cáo lĩnh án tù
Các bị cáo nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng tại phiên tòa.

Các bị cáo cũng khai đã cưỡng đoạt số tiền 200.000 đồng của một nam thanh niên tại trước cửa nhà 57 Trường Chinh, quận Thanh Xuân và 100.000 đồng của một người dân trước cửa công viên Thống Nhất, mặt phố Lê Duẩn.

Tại cáo trạng, Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm truy tố các bị can về tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại điểm B (lợi dụng thiên tai, dịch bệnh) khoản 3, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Hành vi phạm tội của các bị can là rất nghiêm trọng, gây mất trật tự trị an ở địa phương, làm mất uy tín và hình ảnh của lực lượng dân phòng. Đặc biệt, trong thời điểm cả nước đang gồng mình chống dịch, thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, trong đó hạn chế người ra đường nếu không thực sự cần thiết để tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Các bị cáo đã giả làm lực lượng dân phòng, đi nhiều người để trấn áp và uy hiếp tinh thần của những người lưu thông trên đường, yêu cầu họ xuất trình giấy tờ, buộc họ đưa tiền và chiếm đoạt là lợi dụng tình hình dịch bệnh để phạm tội.

Căn cứ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của các bị cáo; căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự; bảo đảm nguyên tắc nhân đạo khi xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, Hội đồng xét xử nhận thấy: cần áp dụng hình phạt tù cách ly các bị cáo với xã hội một thời gian nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Căn cứ điểm b, khoản 3, Điều 170 Bộ luật Hình sự, xử phạt: Nguyễn Đức Anh 48 tháng tháng tù; Phạm Việt Đức, Nguyễn Đức Quân, Nguyễn Đắc Thắng: 36 tháng tù; Nguyễn Văn Tường Huy: 30 tháng tù và Trần Minh Sang 24 tháng tù.

Trần Vũ

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm