--> -->
Dòng sự kiện:

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

20/04/2025 11:01

Chia sẻ
Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Đừng thử nấm “thức thần” - nguy hiểm! 6 người trong một gia đình ngộ độc khi ăn nấm, 1 người tử vong Ngộ độc nấm, đừng xem thường!

Nguy kịch vì nấm dại

Mùa Xuân và đầu mùa Hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên từ nấm độc, hoa quả rừng, cây rừng... Thậm chí, đã có nhiều trường hợp tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề.

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Bệnh nhân hôn mê sâu do ngộ độc nấm đang được lọc máu tại Trung tâm Chống độc.

Tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nấm dại. Điển hình là trường hợp 2 vợ chồng (ở Lai Châu) bị hôn mê sâu, tổn thương gan, thận, tim nghiêm trọng do ăn nấm rừng.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, chiều ngày 10/4, cặp vợ chồng trẻ lên rừng hái nấm về ăn. Loại nấm này có màu trắng, đầu nấm hình tròn, thân dài. Sau khi ăn nấm được khoảng 12 giờ, cả hai vợ chồng đều xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa, bao gồm đau bụng, đại tiện phân lỏng và nôn nhiều.

Hai nạn nhân đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cấp cứu. Tại đây, người chồng (21 tuổi) được chẩn đoán ngộ độc nấm, suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng; người vợ (18 tuổi) được chẩn đoán theo dõi ngộ độc nấm, tổn thương gan, thận cấp, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, được điều trị theo hướng truyền dịch, truyền chế phẩm máu,… Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không đỡ, kích thích vật vã, diễn biến nặng nên đã được chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Chiến - Trung tâm Chống độc: Tại trung tâm, hai bệnh nhân đều có biểu hiện hôn mê sâu. Các xét nghiệm thể hiện tình trạng tổn thương và suy đa cơ quan, kích ứng tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy gan tối cấp, hôn mê gan, suy thận cấp, tổn thương cơ tim, rối loạn đông máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Hai bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị tích cực, thay huyết tương, lọc máu liên tục, dùng các thuốc giải độc, hồi sức… “Đến thời điểm hiện tại, hai bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, chức năng gan vẫn tổn thương nặng, tiếp tục được hồi sức, điều trị tích cực, tuy nhiên tiên lượng xấu”, bác sĩ Chiến chia sẻ.

Trước đó, Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 37 tuổi (ở Tuyên Quang) bị ngộ độc vì sử dụng nấm dại làm thức ăn. Trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai 9 ngày, bệnh nhân cùng 3 người khác đi phát cây ở trong rừng, thấy nấm nên hái về nấu canh, súp ăn. Sau khoảng 8-9 giờ đồng hồ, bệnh nhân cùng 2 người khác xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Ba người này được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Hai người nhẹ hơn đã ổn định và được xuất viện. Riêng nam bệnh nhân 37 tuổi xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, mệt nhiều, nên được chuyển đến Trung tâm Chống độc để tiếp tục điều trị.

Tại đây, bệnh nhân tỉnh, nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê, da và củng mạc mắt vàng, ăn uống kém. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân tổn thương rất nặng, suy gan nặng, suy thận… Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại.

Nam bệnh nhân cho biết, anh thường có thói quen hái các loại nấm về ăn khi đi phát cây rừng, nhưng chưa bao giờ gặp phải tình trạng tương tự. Theo bệnh nhân mô tả, loại nấm mình ăn có hình dáng giống chiếc ô, cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng...

Tuyệt đối không ăn nấm dại

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: Ở Việt Nam có nhiều loại nấm độc, tuy nhiên có thể xếp vào 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm gây ngộ độc chậm, thứ hai là nhóm gây ngộ độc nhanh.

Nhóm gây ngộ độc chậm là loại nấm gây ngộ độc biểu hiện muộn (quá 6 giờ sau ăn), nguy hiểm hơn cả và thường gây tử vong nhất. Ở Việt Nam ghi nhận loài nấm độc tán trắng (Amanita verna) và nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa), hình thức trông trắng, đẹp mắt và hấp dẫn nhất trong các loài nấm độc, thậm chí ăn vẫn ngon.

Độc tố của các loài nấm này là amatoxin, gây tổn thương ruột, gan, thận, tim và các cơ quan khác. Tình trạng ngộ độc diễn biến theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 với thời gian ủ bệnh kéo dài, xuất hiện triệu chứng muộn trong vòng ít nhất 6 giờ sau ăn, thường hàng chục giờ, khi biểu hiện thì luôn khởi đầu với những biểu hiện về tiêu hóa thường rất nặng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy cấp nhiều lần. Giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày.

Giai đoạn 2, các biểu hiện tiêu hóa lắng dịu khiến bệnh nhân và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm dễ hiểu nhầm là đã khỏi, tuy nhiên gan bắt đầu bị tổn thương.

Giai đoạn 3, bệnh nhân có biểu hiện viêm gan, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, vàng da, chảy máu, tinh thần kích thích đi vào hôn mê và tử vong. Tỷ lệ tử vong của ngộ độc loại nấm này theo ước tính của Trung tâm Chống độc là khoảng 50%, bao gồm cả các ca tử vong tại tuyến trước và tại gia đình. “Khi có biểu hiện ngộ độc, tức lá đã quá 6 giờ sau ăn thì nấm độc đã đi qua dạ dày và xuống ruột hết, thậm chí hấp thu phần lớn vào cơ thể. Các biện cấp cứu ban đầu sẽ không còn tác dụng”- bác sĩ Trung Nguyên phân tích.

Còn với các loại nấm gây ngộ độc sớm thì thường gây ngộ độc trong vòng trước 6 giờ sau ăn. Nhóm này có nhiều loại nấm hơn, tuy nhiên tất cả trông màu sắc sặc sỡ hoặc màu sắc không hấp dẫn. Tùy loài nấm cụ thể nhưng thường chỉ gây đau bụng nôn, tiêu chảy, có thể có triệu chứng thần kinh, tâm thần, tim mạch. Với năng lực của các bệnh viện tuyến huyện hiện nay thì có thể điều trị được các trường hợp ngộ độc này.

Theo Tiến sĩ Trung Nguyên, 2 trường hợp vợ chồng bệnh nhân ở lai Châu đã ăn phải loại nấm gây ngộ độc muộn. Đây là loại nấm amatoxin gây tổn thương gan, thận, rất nguy hiểm.

Khi không may ăn phải nấm nghi ngờ là nấm độc, tùy theo điều kiện tại chỗ, bệnh nhân có thể được thực hiện các biện pháp cấp cứu như gây nôn (mới ăn xong, bệnh nhân vẫn tỉnh táo). Trong trường hợp bệnh nhân tiêu chảy, nôn nhiều có thể cho bệnh nhân uống các loại nước để bù nước, bù muối. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá và cấp cứu.

“Với các loại nấm gây ngộ độc chậm, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như là không còn tác dụng. Chính vì vậy, tốt nhất bệnh nhân cần được cấp cứu và điều trị tích cực ngay tại bệnh viện, cơ sở y tế có điều kiện tốt về chống độc và cấp cứu hồi sức, vì việc điều trị vô cùng phức tạp, cần rất tích cực, nhiều nguồn lực, tốn kém”, chuyên gia chống độc hướng dẫn.

Giám đốc Trung tâm Chống độc cũng khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc nấm, người dân tuyệt đối không nên hái các loại nấm hoang dại để ăn (trừ mộc nhĩ), bởi việc phân biệt giữa nấm độc và không độc là rất khó, kể cả với chuyên gia cũng không phải là điều dễ dàng.

Minh Khuê

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm