--> -->
Dòng sự kiện:

Giáo viên vui mừng khi chính sách kịp thời

27/02/2025 13:12

Chia sẻ
Việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội đã góp phần động viên, tạo thêm động lực để đội ngũ giáo viên tiếp tục công tác, cống hiến.
Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập Thông tư 29: Giáo viên, học sinh và phụ huynh đã sẵn sàng như thế nào?

Gần 255 tỷ đồng hỗ trợ

Ngày 25/2, tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP (Nghị định 73) ngày 30/6/2024 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của Thành phố thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tham gia thực hiện thí điểm đặt hàng cung ứng dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội).

Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Giáo viên vui mừng khi chính sách kịp thời
Cô giáo Trần Việt Hồng (giáo viên Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) trong một tiết dạy.

Mức kinh phí hỗ trợ đối với 6 tháng năm 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến 31/12/2024) bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc của các đối tượng trong danh sách trả lương của đơn vị (không bao gồm lao động hợp đồng) tại thời điểm ngày 1/7/2024 (tương đương chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 và Thông tư số 62/2024/TT-BTC).

Đối với 8 tháng năm 2025 (từ ngày 1/1/2025 đến 31/8/2025) bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp và các khoản đóng góp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc của các đối tượng trong danh sách trả lương của đơn vị (không bao gồm lao động hợp đồng) tại thời điểm ngày 1/1/2025.

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73 năm học 2024 - 2025 là gần 255 tỷ đồng. Trong đó, cấp Thành phố gần 122 tỷ đồng và cấp quận, huyện gần 133 tỷ đồng.

Tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo

Nghị định 73 của Chính phủ được ban hành cuối tháng 6/2024. Theo quy định tại Nghị định, từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản.

Năm học 2024 - 2025, toàn thành phố Hà Nội có 381 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thực hiện thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục quy định tại Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND. Thời gian đặt hàng từ tháng 9/2024 đến hết tháng 8/2025. Các trường này chưa được ngân sách cấp kinh phí để thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định của Nghị định 73. Với việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết, đội ngũ nhà giáo sẽ được nhận chế độ theo đúng quy định.

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều thầy cô giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục của Hà Nội đã bày tỏ tâm tư về việc có nguy cơ không được thụ hưởng quy định tại Nghị định 73.

Lý do, theo các quy định hiện hành, nếu là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên thì không được cấp quỹ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73, đơn vị chủ động cân đối từ nguồn kinh phí của đơn vị.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, do mới ở giai đoạn năm đầu tiên thí điểm tự đảm bảo chi thường xuyên, các trường chưa có khả năng tiết kiệm kinh phí để thực hiện chi thưởng cho cán bộ, viên chức và người lao động. Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục và xác định đây là việc mới, việc khó, vì vậy, việc có cơ chế khích lệ, động viên các đơn vị thí điểm là cần thiết, tạo động lực cho thầy, cô giáo góp phần nâng chất lượng giáo dục toàn ngành.

Chính vì vậy, việc Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua Nghị quyết là động lực lớn để các thầy cô giáo phấn đấu, tích cực thực hiện nhiệm vụ. Nhiều thầy cô giáo cho biết rất phấn khởi vì sắp tới có khoản thưởng này.

Cô giáo Trần Việt Hồng (giáo viên Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) chia sẻ, cô thực sự vui mừng khi Thành phố chính thức có quyết định chi thưởng theo Nghị định 73 cho viên chức Thủ đô là giáo viên của các trường thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục. Đây là sự khích lệ lớn, là động lực để đội ngũ các thầy cô giáo tiếp tục công tác, cống hiến.

Theo cô giáo Lê Thị Hường (giáo viên Trường THPT Chúc Động, huyện Chương Mỹ), khi biết tin Thành phố chi thưởng theo Nghị định 73, đa số giáo viên Trường THPT Chúc Động đều cảm thấy vui mừng.

“Một phần vì chúng tôi có một khoản nho nhỏ để chi trả cho đời sống, phần quan trọng hơn là lãnh đạo Thành phố đã có sự quan tâm, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ các thầy cô giáo làm công tác giáo dục Thủ đô nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung”, cô giáo Lê Thị Hường chia sẻ.

Đây cũng là cảm xúc của cô giáo Vũ Thị Kim Tiến (giáo viên Trường THPT Mê Linh, huyện Mê Linh). Cô giáo Vũ Thị Kim Tiến cho biết, khi biết tin Thành phố sẽ chi thưởng theo Nghị định 73, bản thân cô cùng các giáo viên trong trường đều cảm thấy vô cùng phấn khởi.

Đây không chỉ là nguồn động viên kịp thời, thiết thực mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thành phố đối với đội ngũ nhà giáo. Sự ghi nhận, trân trọng này đã tiếp thêm động lực để các nhà giáo tiếp tục cống hiến hết mình trong sự nghiệp trồng người cao quý.

Với tinh thần xây dựng và mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô, cô giáo Vũ Thị Kim Tiến đề xuất lãnh đạo Thành phố tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống tinh thần và vật chất của giáo viên. Những chính sách thiết thực sẽ là nguồn động viên to lớn, giúp giáo viên yên tâm giảng dạy, cống hiến và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.

Phạm Thu Thảo

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm