--> -->
Dòng sự kiện:

Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

07/03/2025 20:26

Chia sẻ
Ngày 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Các nội dung quy định tại Thông tư sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương bố trí, phân công đội ngũ bảo đảm triển khai chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh Thực hiện tốt “5 không” và “4 đề cao”, sớm chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm: Cần thiết nhưng phải hợp lý

Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT (gọi tắt là Thông tư 05) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/4/2025; thay thế Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông,  dự bị đại học
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. (Ảnh minh họa)

Một số điểm quy định mới và điều chỉnh của Thông tư 05 gồm:

Bổ sung quy định về nguyên tắc xác định chế độ làm việc của giáo viên

Theo Thông tư 05, thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 1 năm học và số tiết dạy trung bình trong 1 tuần.

Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần, và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm), thì tổng số tiết dạy vượt trong 1 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần, tổng số tiết dạy vượt trong 1 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.

Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó. Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 1 tiết định mức.

Bổ sung quy định về định mức tiết dạy cho giáo viên dạy cấp trung học phổ thông ở trường lớp dành cho người khuyết tật là 15 tiết/tuần.

Bổ sung quy định giảm 3 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm nhiệm vị trí việc làm văn thư, công nghệ thông tin, thư viện, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Bổ sung quy định về thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Theo đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được nghỉ hè như giáo viên, thời gian nghỉ hè này được bố trí linh hoạt trong năm học và trong thời gian nghỉ hè. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động bình thường của nhà trường, tránh trường hợp tất cả các cán bộ quản lý đều nghỉ cùng thời điểm thì lịch nghỉ hè của cán bộ quản lý phải được báo cáo cơ quan quản lý.

Bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với giáo viên, trong đó có quy định việc thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè

Đối với giáo viên nữ mà thời gian đã nghỉ hè (trước khi nghỉ thai sản) hoặc thời gian nghỉ hè còn lại (sau khi nghỉ thai sản) không còn hoặc ít hơn thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được bố trí nghỉ thêm một số ngày bảo đảm tổng số ngày đã nghỉ hoặc số ngày nghỉ còn lại và số ngày được nghỉ thêm bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bổ sung một số trường hợp được quy đổi định mức tiết dạy

Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một thì 1 tiết dạy được tính bằng 1 tiết định mức (nếu dạy trong năm học), tính bằng 1,5 tiết định mức (nếu dạy trong thời gian hè) và được tính vào tổng định mức tiết dạy.

Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông,  dự bị đại học
Các nội dung quy định tại Thông tư 05 sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương bố trí, phân công đội ngũ bảo đảm triển khai chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)

Giáo viên dạy học sinh ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp thì 1 tiết dạy được tính bằng 1 tiết định mức.

Giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém hoặc dạy thêm cho học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt thì 1 tiết dạy được quy đổi tối đa không quá 1,5 tiết định mức.

Giáo viên được phân công làm Ban Giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường thì 1 tiết tham gia chấm trực tiếp được tính bằng 1 tiết định mức.

Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phủ đổng, hướng dẫn thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp thì 1 tiết dạy được quy đổi tối đa không quá 2 tiết định mức.

Bổ sung quy định giảm 3 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm nhiệm các vị trí việc làm nhân viên hành chính trong các phòng chức năng đối với trường dự bị đại học; giảm định mức tiết dạy cho tổ trưởng, tổ phó tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú như tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

Điều chỉnh quy định về thời gian thực dạy của giáo viên

Quy định thời gian thực dạy của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông 35 tuần thay vì quy định là 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục như quy định cũ. Đồng thời, bổ sung 2 tuần dự phòng để giáo viên hoàn thành các nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Điều chỉnh cách quy định định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách đội

Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách đội được quy định theo tiết/tuần (thay vì quy định theo tỷ lệ như hiện hành), đồng thời chỉ quy định 2 mức, trong đó với những trường có quy mô tương đương với trường hạng 1 vẫn giữ nguyên định mức 2 tiết như hiện hành; đối với các trường còn lại quy định tương đương với định mức tiết dạy của trường hạng 2.

Điều chỉnh quy định về số nhiệm vụ tối đa giáo viên được kiêm nhiệm

Quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (bao gồm cả việc kiêm nhiệm công việc chuyên môn, công tác Đảng, đoàn thể, các tổ chức khác và một số vị trí việc làm khác).

Đồng thời, các nhiệm vụ kiêm nhiệm nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi ra tiết dạy (trừ nhiệm vụ kiêm nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, kiêm nhiệm trưởng, phó các phòng chức năng, kiêm nhiệm công tác đảng, công đoàn, đoàn thanh niên).

Điều chỉnh, tăng số tiết giảm đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học và giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật từ 3 tiết/tuần thành 4 tiết/tuần.

Điều chỉnh tăng số tiết giảm cho giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học từ 3 tiết/tuần lên 6 tiết/tuần; điều chỉnh tăng số tiết giảm cho giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học từ 1 tiết/tuần lên 5 tiết/tuần.

Thảo Nguyên

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Xem thêm