--> -->
Dòng sự kiện:

Gieo đam mê Toán trên đôi chân khuyết tật

14/12/2019 15:52

Chia sẻ
Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Đức Trường (Trường Trung học cơ sở Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) không chỉ được học trò yêu mến, khâm phục bởi kiến thức và tài năng mà còn bởi thầy là một tấm gương về nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống.
gieo dam me toan tren doi chan khuyet tat Người thắp sáng ngọn lửa đam mê học tập của học sinh
gieo dam me toan tren doi chan khuyet tat Cô giáo trẻ lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh
gieo dam me toan tren doi chan khuyet tat Cô giáo mầm non yêu trẻ bằng cả tấm lòng

Để trả lời câu hỏi “Học trò cần gì nhất ở người thầy?", Nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward đã nói: "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng". Việc truyền cảm hứng là cái học trò cần nhất ở người thầy và đó cũng là điều khó nhất đối với người thầy. Bởi truyền cảm hứng không chỉ là truyền đạt kiến thức, kĩ năng mà còn là thắp lên ngọn lửa của tình yêu tri thức, chất men say khoa học cho học trò để các em tiếp tục tự học, tự hoàn thiện mình suốt cuộc đời.

Thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã làm được điều vĩ đại này một cách giản dị, tự nhiên bằng chính nghị lực sống mạnh mẽ, tâm huyết lớn lao và cả sự sáng tạo không ngừng nghỉ trong từng bài giảng.

gieo dam me toan tren doi chan khuyet tat
Thầy giáo Nguyễn Đức Trường trình bày trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3. (Ảnh: P.T)

Do ảnh hưởng di chứng chất độc mầu da cam trong chiến tranh từ người cha để lại mà thầy Trường sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi. Đôi chân thầy bị chứng teo cơ nên đi lại hết sức khó khăn, thường phải nhờ sự trợ giúp của người thân. Ngoài những ngày đi châm cứu chữa bệnh, thầy tập đi và cố gắng đến trường. Dù mệt mỏi, đau đớn nhưng với lòng ham học và nghị lực vượt khó phi thường, thầy Trường đã vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Mỗi bước chân đến lớp của cậu bé Nguyễn Đức Trường năm nào, mỗi bước chân lên bục giảng của thầy giáo Nguyễn Đức Trường ngày nay đều chất chứa biết bao gian khó, nhọc nhằn. Nhưng đó cũng là những bước chân can đảm nhất, mạnh mẽ nhất, trở thành bài học không lời mà cao thượng, sâu sắc diệu kì cho những học sinh của thầy và cho tất cả chúng ta.

Với thầy Trường, Toán học chính là ngọn lửa của niềm đam mê, để rồi khi chọn con đường sư phạm, thầy đã trở thành người "giữ lửa" và "truyền lửa" cho biết bao thế hệ học trò. Mỗi bài giảng của thầy Trường đều chứa đựng sự nhiệt tình chân thành, xuất phát từ nguyện vọng tha thiết để học sinh thêm hiểu, thêm yêu môn học. Đó cũng là cách thầy trả ân nghĩa nặng sâu cho quê hương Đa Tốn thân yêu của mình.

gieo dam me toan tren doi chan khuyet tat
Thầy giáo Nguyễn Đức Trường trong một giờ dạy.

Trong các bài giảng, thầy Trường luôn chú ý khơi gợi và khuyến khích tính chủ động, khả năng tự học ở học sinh. Thầy giảng dạy theo chuyên đề, biến học sinh thành “chuyên gia” nghiên cứu, sưu tầm, phân dạng bài tập... Đồng thời chú trọng đến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; hướng các em vận dụng kiến thức để giải quyết những bài toán đặt ra trong thực tiễn cuộc sống qua các đề toán vui, toán đố làm đường, tường rào, xây nhà... Thầy giúp học sinh phát triển năng khiếu bằng cách tiếp cận các kì thi, hướng dẫn thi giải toán...

Nhờ vậy, trong mắt các em học sinh, bộ môn Toán đã không còn là những con số khô khan, những công thức vô hồn mà trở thành thế giới của những niềm vui hào hứng, say mê. Ở đó, các em được khuyến khích và nâng đỡ, được khám phá và sáng tạo, được thể hiện và khẳng định bản thân...

“Với tôi, thầy như một người cha hiền từ mang đến cho tôi nụ cười tuổi thơ và giúp cho tôi hiểu được ý nghĩa của Toán học”; “Thầy chính là người đã nuôi dưỡng ước mơ trong tôi, giấc mơ về nghề thầy giáo dạy Toán”; “Thầy không chỉ là tấm gương sáng của tôi trong học tập mà còn trong cách làm người ở chính sự vị tha, sự lạc quan và cả nghị lực của thầy"... - Đó là những lời tâm sự chân thành của rất nhiều thế hệ học sinh Trường Trung học cơ sở Đa Tốn dành cho thầy Trường

Đặc biệt, sau mỗi giờ lên lớp, thầy Trường lại cần mẫn làm việc, nghiên cứu để tiếp tục lan tỏa tình yêu Toán học đến học sinh và đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. Thầy viết bài cho các tạp chí chuyên ngành, viết sáng kiến kinh nghiệm, viết sách tham khảo... Thầy tuy sức khỏe yếu nhưng năng lượng làm việc lại luôn tràn đầy. Hơn 25 năm trong nghề dạy học cũng là hơn 25 năm thầy Trường nỗ lực phi thường, không ngừng nghỉ.

Với những đóng góp lớn lao, thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của huyện Gia Lâm nói riêng và của Hà Nội nói chung, thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã nhiều lần được vinh danh và được tặng thưởng những danh hiệu thi đua. Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất đối với thầy chính là sự thành công của các học sinh. Rất nhiều học sinh của thầy Trường đã trở thành học sinh giỏi môn Toán, đạt giải cao trong các kì thi cấp Huyện, cấp Thành phố, cấp Quốc gia... Và cũng có không ít học sinh từ niềm tin yêu, ngưỡng mộ thầy mà quyết tâm học để trở thành giáo viên dạy Toán, tiếp bước thầy truyền ngọn lửa đam mê cho các thế hệ sau.

Từ sự cống hiến của những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo như thầy Trường, có thể thấy tình yêu cuộc sống không chỉ vút lên từ những khát vọng cao vời mà nó còn lan tỏa khắp nơi từ những điều bình dị, thường ngày. Anh hùng trong cuộc sống không nhất thiết phải là những người mà ai cũng biết đến. Họ cũng có thể là những người thầm lặng nghiên cứu, giảng dạy, chia sẻ kiến thức, góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc.

P.T

Malaysia Masters 2025: Nguyễn Thùy Linh thắng "sốc" cựu số 1 thế giới Pusarla Venkata Sindhu

Nguyễn Thùy Linh, tay vợt số một Việt Nam, đã mở màn chiến dịch Malaysia Masters 2025 bằng một chiến thắng chấn động làng cầu lông thế giới. Trong trận đấu vòng đầu tiên, cô đã vượt qua Pusarla Venkata Sindhu - cựu số một thế giới và á quân Olympic - với tỷ số 2-1 sau ba set kịch tính, tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của mình trên đấu trường quốc tế.

Nhân rộng các mô hình để xây dựng xã hội học tập

Với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, kết quả thực hiện các mô hình học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đi vào thực chất và từng bước được nhân rộng. Việc đẩy mạnh các mô hình học tập được xác định là nền tảng xây dựng xã hội học tập, đưa Hà Nội sớm gia nhập Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

Ngày 21/5, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm. Đây là hoạt động thiết thực của tổ chức Công đoàn Thủ đô trong Tháng Công nhân năm 2025.

Kinh nghiệm xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa từ một trường học

Xác định xây dựng đời sống văn hóa trong cơ quan là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thời gian qua, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công đoàn viên của Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở Pascal (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) luôn chú trọng thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng cơ quan văn hóa.

Vì người lao động - vững bước doanh nghiệp văn hóa

Với những nỗ lực bền bỉ vì người lao động, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng. Đáng chú ý, Công ty đã vinh dự được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023-2024.

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Xem thêm