--> -->
Dòng sự kiện:

Gìn giữ “nếp nhà” từ những điều giản dị

27/09/2019 10:47

Chia sẻ
Hà Nội đang thay đổi từng ngày, cái ồn ào, xô bồ, vội vã của xã hội hiện đại như một điều hiển nhiên mà người ta phải chấp nhận chung sống. May thay, phong thái thanh lịch, đơn sơ nhưng trang nhã, lối sống trọng nếp nhà vẫn  còn được lưu giữ trong những mái ấm của nhiều gia đình ở Hà Nội. Và gia đình bà Lê Thị Phúc (84 tuổi) và ông Phạm Đình Phùng (85 tuổi) ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức vẫn còn giữ có một nếp nhà như thế.
gin giu nep nha tu nhung dieu gian di Nếp nhà người Hà Nội: Vẫn còn đó những giá trị tốt đẹp
gin giu nep nha tu nhung dieu gian di Nếp nhà của người Hà Nội

Coi trọng từng lời ăn, tiếng nói

Trong tất cả tinh hoa của Hà Nội, có lẽ đáng kể nhất là tính cách lịch lãm, là nếp nhà thuần hậu, là tình cảm vợ chồng, là cách cư xử khéo léo trong mỗi gia đình. Có lẽ bởi vậy, tinh hoa ấy đã ngấm vào máu thịt của những người Hà Nội và không dễ dàng mất đi, để trải qua thời gian hàng chục năm, những giá trị ấy vẫn còn nguyên vẹn với thời gian. Về xã Đức Giang, chứng kiến cách ứng xử thanh lịch của cặp vợ chồng bà Lê Thị Phúc và ông Phạm Đình Phùng mới thấy thêm trân quý những giá trị của gia đình mà họ đã dày công vun đắp suốt hơn 60 năm qua.

Vợ chồng ông Phùng, bà Phúc vốn “nổi tiếng” khắp làng bởi sự tri thức, thanh lịch và mái ấm gia đình bao năm vẫn được gìn giữ. Mặc dù đến nay đã qua cái tuổi bát thập thế nhưng cả 2 ông bà đều vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Đã trải qua cuộc hôn nhân suốt 60 năm, thế nhưng họ vẫn trao nhau những ánh nhìn đắm đuối và gọi nhau bằng những mỹ từ ngọt ngào nhất là“mình”, là “bà xã”, “ông xã”. Kể về những chuyện trước đây, đôi vợ chồng già bỗng hào hứng hơn hẳn. Họ nói rằng đã rất lâu rồi không còn ai nhắc lại những ngày xa xưa ấy, nên giờ đây nhớ lại cũng có phần xúc động. Từng mảng kí ức xa xưa bỗng dưng ùa về, rõ ràng từng chút một.

gin giu nep nha tu nhung dieu gian di
Bức ảnh kỉ niệm 60 năm ngày cưới được ông bà đặt trang trọng ngay giữa nhà

Cả hai vợ chồng ông Phùng đều là người làng thôn Cao Trung. Ngày ấy, bà là cô thôn nữ xinh đẹp nhất vùng được nhiều người theo đuổi. Ông cũng là chàng trai tài hoa, bảnh bao nhất họ. Hai người tình cờ có dịp làm quen và tìm hiểu nhau khi tham gia văn nghệ ở địa phương. Theo đuổi bà Phúc suốt mấy năm trời, cuối cùng năm 1958, ông Phùng cũng nhận được cái gật đầu ưng thuận của bà theo về làm vợ. Đám cưới của đôi trẻ ngày ấy không hề có mâm cao cỗ đầy, bánh kẹo mời khách. Nhà nghèo, họ chỉ có mấy cốc nước chè, vài điếu thuốc để mời hàng xóm đến chung vui.

“Hồi đó, đám cưới của chúng tôi đơn sơ lắm. Thậm chí bố chồng tôi còn đi họp dưới Hà Đông không kịp về dự. Ấn tượng duy nhất trong tôi về đám cưới ấy chính là những bài hát của các đoàn thể đến góp vui”, bà Phúc cho biết. Bà khẽ cười, để lộ ra đôi hàm răng vẫn còn chắc khỏe và đen nhánh. Thế nhưng mâm cao cỗ đầy cũng không thể so sánh được tình cảm của hai vợ chồng họ dành cho nhau. Khẽ nắm chặt lấy bàn tay ông, bà mỉn cười mãn nguyện khi nhớ lại những năm tháng họ đã cùng nhau trải qua.

Khi được hỏi về bí quyết để giữ gìn được cuộc hôn nhân sau 60 năm thì ông Phùng hồ hỏi chia sẻ: “Vợ chồng tôi sống với nhau bao nhiêu năm mà chưa từng cãi vã cô ạ. Bà nhà tôi khéo lắm, tôi vốn là người khá nóng tính nhưng bà ấy là người khéo chiều chồng, chăm con. Hễ cứ tôi nóng giận lên là bà ấy đều có cách để làm tôi mát ngay được”. Vừa nói, ông vừa rót mời khách chén trà, rồi nhẹ nhàng rót thêm 1 tách khác đưa về phía bà “Mình uống nước đi mình”. Cụ bà lại khẽ khàng: “Vâng, em xin”.

Chỉ cần những cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày như thế thôi, nhưng cũng toát lên được sự yêu thương, quan tâm mà họ dành cho nhau. Bà Phúc nói rằng, từ trước đến nay chưa khi nào ông rót nước cho khách mà quên rót cho bà. Bà cảm nhận được sự tôn trọng của chồng dành cho mình nên cũng rất nhẹ nhàng, khéo léo cư xử lại. Mỗi chén trà ông rót ra, mặc dù không khát nhưng bà cũng đều uống hết. Bà chia sẻ: “Tính của ông hễ ông đã rót nước cho là phải uống. Có lần ông rót nước cho tôi, nhưng tôi đang làm việc khác mà quên không uống, ông giận hỏi “bà không uống nươc à”. Để làm nguôi cơn giận của ông, tôi cũng phải vội vàng bảo “vâng, tôi uống đây”. Đấy, con người ta sống với nhau, đôi khi chỉ cần hiểu được tính tình của nhau để nhìn nhau mà sống thôi cô ạ”.

Sợi dây kết nối các thế hệ

Gần đây, thành phố Hà Nội có chương trình xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh thanh lịch, cũng như ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong gia đình. Hy vọng cuộc sống người Thủ đô, bên cạnh sự kinh tế phát triển, là đời sống tinh thần phong phú, là gia phong, nền nếp trong mỗi gia đình sẽ luôn được giữ vững. Mỗi người luôn hướng đến cách sống nhân hậu, bao dung, tử tế và mến khách…

Cũng chính vì lí do đó, mà ông bà Phùng luôn dạy con cháu sống trên đời phải có đạo đức. Vợ chồng sống với nhau phải biết nhẫn nhịn. “Theo tôi thì khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân thì cả 2 vợ chồng đều phải có nghĩa vụ giữ gìn mối quan hệ đó. Vợ chồng như cái chén cái bát, ở với nhau cũng phải có lúc nọ lúc kia nhưng điều quan trọng nhất đó là phải biết tự dưng hòa lẫn nhau. Đặc biệt, trọng trách lớn nhất là ở người phụ nữ. Phụ nữ chính là ngọn lửa giữ gìn sự ấm áp của ngôi nhà”.

Trong việc nuôi dạy con cái, vợ chồng ông Phùng cũng thống nhất với nhau phải đồng nhất quan điểm để dạy con. Vợ chồng ông bà có 7 người con, trong đó 6 con gái và một con trai duy nhất. Trước đây, mặc dù cuộc sống rất vất vả nhưng vợ chồng ông Phùng vẫn quyết nuôi các con được ăn học tử tế. “Nhiều người cứ bảo vợ chồng tôi dại, con gái thì cho học cao mà làm gì. Chúng tôi thì lại nghĩ hoàn toàn khác, tôi muốn từng đứa một, kể cả con gái phải có bản lĩnh riêng của mình”, bà Phúc cho biết.

Không phụ công ông bà, 7 người cái họ lớn lên ai nấy đều thành đạt hết. Cũng chính các con là người động viên ông bà tham gia chụp ảnh và tổ chức lễ cưới đặc biệt cách đây 3 năm để kỷ niệm 60 năm ngày cưới. Đối với vợ chồng ông Phùng, bà Phúc đây chính là món quà lớn nhất mà họ dành con cái, và cũng dành cho chính bản thân mình. Bức ảnh cưới kỉ niệm 60 năm ngày cưới được ông bà phóng to, đặt ngay giữa nhà như một lời nhắc nhở tuyệt vời cho con cháu: Hãy giữ lấy nếp nhà, giữ lấy những giá trị là nền tảng của mỗi gia đình.

Đặc biệt, đôi vợ chồng già này cũng chính là sợi dây gắn kết con cháu lại với nhau. Ông bà luôn chủ động tạo ra những “bữa tiệc” nho nhỏ để con cháu có dịp gặp gỡ, xum họp. Bà kể, Tết năm nào cũng vậy, dù ở xa hay gần thì các con, các cháu đều thống nhất với nhau về cùng một ngày để chúc tết bố mẹ và gặp gỡ nhau. Còn riêng đối với bà Phúc, hàng năm đúng vào dịp tết Trung thu, bà Phúc đều bày biện một mâm cỗ Trung thu thật linh đình, đặt một chiếc bánh nướng, bánh dẻo thật to, gọi các con, các cháu ở gần về phá cỗ.

Chị Phạm Thị Nga (con gái) của ông bà cho biết: “Thực sự, tôi rất ngưỡng mộ tình cảm của bố mẹ mình dành cho nhau. Bao nhiêu năm qua vẫn vậy, bố mẹ tôi lúc nào cũng lo cho con cái từng chút một và cực kì tình cảm với nhau. Từ nhỏ cho đến lớn, tôi chưa từng nghe hai cụ cãi vã hay đánh đập nhau bao giờ. Bố mẹ cũng chính là tấm gương để các chị em tôi noi theo”.

Kim Tiến

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Xem thêm