--> -->
Dòng sự kiện:

Giữ gìn văn minh đô thị: Nhân lên nhiều mô hình hay

15/08/2019 14:16

Chia sẻ
Nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc xây dựng văn minh đô thị đã được chính quyền, đoàn thể quận Hai Bà Trưng tập trung triển khai thực hiện. Hiệu quả của việc làm này đã góp phần cải thiện môi trường sống, giảm bớt các tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống đạo đức và nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho nhân dân.
giu gin van minh do thi nhan len nhieu mo hinh hay Văn minh đô thị: Sáng kiến nhỏ, hiệu quả lớn
giu gin van minh do thi nhan len nhieu mo hinh hay Trụ nước sạch miễn phí: Lan tỏa nét đẹp thơm thảo
giu gin van minh do thi nhan len nhieu mo hinh hay Chung tay xây dựng đô thị văn minh

Cách làm hay từ cơ sở

Phố Bà Triệu, Phố Huế, Lê Đại Hành là một trong những tuyến phố chính, tập trung nhiều quán ăn, cửa hàng kinh doanh buôn bán sầm uất nhất của quận Hai Bà Trưng. Thời gian trước, nhiều quán ăn, hàng rong thường xuyên xả giấy, rác bừa bãi xuống vỉa hè khiến những con phố này trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Hai bên đường, cây xanh, bờ tường, cột điện… cũng trở thành nơi treo, dán các quảng cáo rao vặt tràn lan trông rất phản cảm.

giu gin van minh do thi nhan len nhieu mo hinh hay
Quận Hai Bà Trưng tổ chức điểm tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thế nhưng, giờ đây không gian này đã hoàn toàn đổi khác. Dọc các tuyến phố trên đã được chấn chỉnh văn minh đô thị, trở nên sáng sủa, sạch đẹp hơn rất nhiều. Đây là hiệu quả từ việc thực hiện mô hình xây dựng tuyến phố Bà Triệu trên địa bàn phường Nguyễn Du thành tuyến phố “Hai không”: Không rác, không quảng cáo rao vặt. Mô hình đã được nhân rộng tại các phường: Cầu Dền, Bạch Đằng, Thanh Lương, Vĩnh Tuy.

Ông Vũ Hy Chương – Phó Chủ tịch Thường trực Mặt trận Tổ quốc phường Nguyễn Du cho biết: “Về chấn chỉnh trật tự văn minh đường phố, chúng tôi rút ra là mọi người ai cũng muốn điều tốt đẹp và thuận tiện cho mình, nhưng cách nghĩ và làm của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, nhiều người chưa có ý thức tôn trọng luật lệ chung và quan tâm tôn trọng người khác.

Vì vậy, chúng tôi đã thành lập các nhóm nòng cốt, nhóm dân vận và nhóm tuyên truyền pháp luật để thực hiện văn minh đô thị. Sự ra đời của các nhóm nòng cốt này đã góp phần giúp cấp ủy, chính quyền rất nhiều trong công tác tuyên truyền hai Bộ Quy tắc ứng xử, xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch. Nhờ đó, tỷ lệ “gia đình văn hóa”, “khu phố văn hóa” cũng tăng đáng kể.

Đây là tiền đề quan trọng để đời sống văn hoá trên địa bàn phường Nguyễn Du nói riêng và quận Hai Bà Trưng nói chung ngày càng hiệu quả”. Bên cạnh đó, ông Chương cũng cho rằng, muốn vận động mọi người thống nhất thực hiện theo một quy định chung, phải có những giải pháp tâm lý phù hợp, người biết điều dễ tiếp thu, còn người chưa thực hiện đúng thì phải lựa cách nói với họ thế nào để họ không bộc lộ phản ứng.

Tuyên truyền giáo dục xây dựng nếp sống văn minh phải rất kiên trì, thường xuyên, tương đối lâu dài. Nhất là thay đổi hẳn nếp nghĩ, cách sống của người dân vốn lâu nay đã quen với nếp sống “vì bản thân” nhiều. Nếp sống văn minh thanh lịch của Người Hà Nội vẫn là mong mỏi của tất cả người dân Thủ đô, nên phải kiên trì quyết tâm thực hiện.

Không chỉ phường Nguyễn Du, một mô hình khác cũng được thực hiện thành công ở phường phố Huế. Đó là việc thực hiện quy tắc ứng xử tại các khu chung cư cao tầng. Đặc thù của phường Phố Huế với nhiều khu chung cư cũ đang xuống cấp, trên địa bàn phường có chợ Hòa Bình, chợ Xanh Nguyễn Công Trứ nằm xen lẫn vào các chung cư, nên việc áp dụng quy tắc ứng xử nơi công cộng càng cấp thiết, nhất là khi liên quan đến không gian chung.

Bà Nguyễn Thu Hương – Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường phố Huế cho biết: Nhìn vào thực tế hiện nay, không có mẫu chung nào quy định áp dụng nội quy, quy ước của tổ dân phố trong các khu tập thể. Tuy nhiên, khi họp tổ dân phố, cán bộ tổ dân phố đã lấy ý kiến góp ý của người dân dựa trên các quy định hiện có của Nhà nước và tham khảo xây dựng nếp sống văn hóa của bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng với việc thực hiện Quy ước dân chủ ở cơ sở, các khu chung cư đã đề ra những quy ước chung như: Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; ưng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường….

Việc phổ biến các quy định chung này được thực hiện ngay khi cư dân đến ở, nếu vi phạm nhắc nhở để cùng nâng cao ý thức của từng cá nhân, gia đình vì cộng đồng”. Cũng theo bà Hương, cái hay của các quy tắc ứng xử tại khu chung cư này là thông qua tổ dân phố đề xuất kiến nghị về xây dựng quy ước của tổ theo đặc điểm và nhu cầu của mỗi nơi.

Nếu tổ dân phố nào thấy quy ước tổ dân phố của mình đã phù hợp thì tiếp tục thực thi, nếu còn nội dung nào chưa thấy phù hợp sẽ tiếp tục bổ sung vào các “Hội nghị đại biểu nhân dân” diễn ra vào đầu năm hoặc sau khi thống nhất trong hội nghị của tổ dân phố. Chính quyền phường thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về bộ quy tắc ứng xử, thông qua tổ dân phố để người dân nâng cao nhận thức.

Xây dựng đời sống văn hóa

Từ đầu năm đến nay, quận Hai Bà Trưng cũng đã tập trung gắn các nhiệm vụ của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các phong trào thi đua yêu nước, các nhiệm vụ chuyên môn...

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá” các phường đã xây dựng và triển khai kế hoạch tới các khu dân cư, tổ dân phố và các ban ngành, đoàn thể trong phường với những nội dung cụ thể thiết thực, công tác đăng ký chỉ tiêu năm 2019 đã được thực hiện bài bản hơn và vận động đến từng hộ gia đình.

Năm 2019, có 70.545/73.815 hộ đăng ký gia đình văn hóa; đạt tỷ lệ 95,5%. Đã có 761/761 tổ đăng ký xây dựng tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 100%. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, 100% tổ dân phố và phường đã tổ chức tốt Hội nghị Đại biểu nhân dân với 3.030 ý kiến phát biểu, tỷ lệ hộ dân dự họp đạt 68%, bàn việc xây dựng đời sống văn hóa, bàn việc của địa phương mình sinh sống.

Hưởng ứng Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch - văn minh, nếp sống văn minh đô thị, quận đã phát động các phong trào “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” của trường học, “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” của các cơ quan, xí nghiệp, mô hình chợ “Văn minh thương mại” tiếp tục được đẩy mạnh và gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đáng chú ý, các cấp Hội phụ nữ đã chủ động xây dựng kế hoạch thi đua, chương trình công tác, đề ra biện pháp thực hiện sát thực, hiệu quả, có nhiều đổi mới sáng tạo; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trật tự văn minh đô thị; duy trì và nhân rộng mô hình hiệu quả về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường như: 20 đội phụ nữ tự quản, 40 tuyến đường “Xanh - Sạch - Đẹp”.

Minh chứng rõ nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Vĩnh Tuy, Bạch Đằng ra quân xóa 2 điểm rác tồn đọng tại ngõ 622/12 Minh Khai và ngõ 92 Lương Yên, biến thành điểm trồng hoa, cây cảnh, cử lực lượng hội viên thường xuyên trực nhắc nhở người dân, chống tái đổ rác.

Đồng thời, phối hợp với Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên quận duy trì mô hình đội tự quản “Đảm bảo trật tự và Văn minh đô thị” (Đội tự quản 3+) với trên 1.000 thành viên thường xuyên ra quân, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, tuyên truyền nhắc nhở hội viên và nhân dân thực hiện các quy định về trật tự văn minh đô thị…

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để việc thực hiện văn minh đô thị thấm sâu vào đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức lao động và các tầng lớp nhân dân lao động trong quận. Bên cạnh đó, gắn các hoạt động xã hội với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ lớn...; hướng dẫn các phường triển khai có hiệu quả các mô hình tuyên truyền quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm