--> -->
Dòng sự kiện:

“Giữ hồn” cho nghề làm nón lá làng Chuông

07/07/2020 13:35

Chia sẻ
Say mê với nghề làm nón cùng với nỗi đắn đo và trăn trở với việc giữ nghề, những nghệ nhân, người thợ đang làm nón ở làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ giữ lại giá trị văn hóa truyền thống của nón lá, mà còn góp phần đưa nón làng Chuông đến với bạn bè khắp năm châu.
Người làng nón khai thác du lịch từ làng nghề truyền thống
Nghệ nhân giữ lửa cho nghề làm nón làng Chuông
Sức sống mãnh liệt của nón làng Chuông

Kiên trì với nghề

Chiếc nón lá từ bao đời nay đã trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón lá mộc mạc, duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa làng quê.

3819 z1960712910269 dea389d74a935c5a1c29b9de21b2f70d
Những người dân làng Chuông vẫn kiên trì với nghề làm nón lá truyền thống (Ảnh: Hữu Minh)

Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông nức tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ qua. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón không còn hưng thịnh như xưa, nhưng đến nay, người dân làng Chuông vẫn âm thầm lưu giữ hồn quê hương qua những sản phẩm chiếc nón lá. Những người dân làng Chuông cho biết, sản phẩm nón làng Chuông chủ yếu phục vụ người dân miền Bắc. Khác với sản phẩm nón Huế, nón làng Chuông có hai lớp dày dặn hơn. Nón làng Chuông ngoài nón trơn cũng có nón cách điệu, phía bên trong nón có một lớp bóng và trang trí hoa. Ngoài nón lá phổ thông thì sản phẩm nón làng Chuông còn có nón lá già. “Nón lá già chủ yếu phục vụ người già và những người đi làm ruộng vì nó thường bền chắc hơn”, một người dân cho biết.

Trong căn nhà nhỏ, bà Nguyễn Thị Hương (làng Chuông, xã Phương Trung) miệt mài với từng công đoạn để làm nên những chiếc nón lá. Bà Hương cho biết, khi mới 6 tuổi bà đã biết khâu nón một cách thành thạo. Dấu vết nghề nón in hằn trên từng ngón tay của bà qua những vết kim đã đen màu theo thời gian. “Từ khi mới chỉ 4 -5 tuổi, tôi đã được mẹ cho làm quen với các công đoạn của nghề làm nón lá. Đến nay đã gần 50 năm gắn bó với nghề, công việc làm nón đã ngấm vào trong máu rồi nên có muốn bỏ cũng không được”, bà cho biết.

Theo như chia sẻ của bà Hương, nghề làm nón nơi đây không ai nhớ rõ đã có từ khi nào, chỉ biết sinh ra đã có nghề. Trước đây, rất nhiều hộ gia đình trong thôn làm nón lá, sống bằng nghề làm nón, nhưng hiện nay chỉ còn một số ít người trong thôn còn gắn bó. Mặc dù vậy, nón làng Chuông vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa truyền thống, được bạn bè khắp nơi biết đến. Có được điều đó là bởi làng Chuông có bí quyết và vẻ đẹp rất riêng khiến nón lá nơi đây bền, đẹp, chắc chắn. Cái quý giá đó chính là sự tỉ mỉ trong từng công đoạn làm ra nó.

Để hoàn thành một chiếc nón thành phẩm, người thợ làm nón phải trải qua nhiều công đoạn như rẽ lá, là lá, bứt vòng, quay nón, dán nón, khâu nón, sửa nón hoặc nứt nón, lồng nhồi, quang dầu. Quang dầu là khâu cuối cùng làm cho nón bóng đẹp hơn trước khi đưa ra thị trường. Những người làm nón lâu năm ở làng Chuông cho biết, khâu quay nón vốn là khâu khó nhất, bởi đây chính là khâu quyết định thẩm mỹ của chiếc nón. Khâu này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng. Khi quay nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp tránh bị cộm.

“Ngoài ra, người thợ phải biết cách chọn lá thật trắng, tẽ lá không được để rách, lá được là thật phẳng, không để ngả màu. Tre, nứa làm vành được vót tròn, đều và khi khâu không làm đứt cước. Điều quan trọng nữa là mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được dấu kín và khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu…”, bà Hương chia sẻ.

Trăn trở phát triển nghề truyền thống

Cũng theo chia sẻ của bà Hương thì nghề làm nón ngày nay mang lại lợi nhuận không nhiều, rất ít người trong làng còn làm nghề, đa phần là những người lớn tuổi, còn thế hệ trẻ đã không mấy “mặn mà” theo nghề của cha ông. Bởi vậy, sợ nghề làm nón thất truyền, bà Hương vẫn thường xuyên dạy nghề cho con, cháu trong nhà để chúng có niềm yêu thích, đam mê với nghề. Đến nay, cô con gái út lên 13 tuổi của bà cũng đã biết cách làm nón. Hằng ngày, cô bé vẫn hăng say, miệt mài cùng mẹ làm ra những chiếc nón lá làng Chuông.

3816 img 9799

Không chỉ có bà Hương mà rất nhiều nghệ nhân làm nón tại làng Chuông cũng đang ngày đêm gìn giữ nghề truyền thống từ bao năm nay, trong đó có nghệ nhân làm nón Lê Văn Tuy. Sinh ra và lớn lên tại làng Chuông, luôn mang trong mình một tình yêu sâu sắc với chiếc nón lá quê hương, ông Tuy luôn mong muốn gìn giữ nét đẹp truyền thống và mang nó đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Các sản phẩm ông sản xuất ra luôn luôn được chú trọng đến chất lượng, ngay từ những công đoạn để tạo ra chiếc nón lá cũng được kiểm tra rất kĩ càng ngay từ khâu chọn nguyên liệu đến việc xếp lá hay khâu nón…

Trong một lần có dịp gặp gỡ, nghệ nhân Lê Văn Tuy chia sẻ rằng, đối với ông, chất lượng của sản phẩm vô cùng quan trọng, nó quyết định đến uy tín không chỉ của riêng ông mà còn là của cả làng nghề truyền thống nơi đây. Các sản phẩm ông làm ra rất được các khách nước ngoài ưa chuộng. Ngoài việc bán lẻ cho các khách du lịch thăm quan làng nghề, ông còn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các nước như: Nhật, Đài Loan và một số nước Châu Âu…Các sản phẩm được xuất sang các nước trên được họ đánh giá cao về chất lượng. Bên cạnh đó, nghệ nhân Lê Văn Tuy cũng được nhiều người được biết đến là một người truyền nghề tâm huyết. Để gìn giữ và phát triển nghề, ông đã truyền và dạy nghề cho nhiều lao động có nhu cầu học nghề. Bên cạnh đó, để nhiều người trẻ hiểu và yêu hơn hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam, ông còn dạy nghề tại các trường tiểu học, trung học và đại học…

Nghề làm nón vốn yêu cầu sự công phu, cần mẫn và sự nhiệt huyết của người làm nghề. Một người thợ lành nghề làm cần cù một ngày có thể cho ra thành phẩm từ 1 đến 2 chiếc nón. Vì vậy, những người dân làng Chuông tâm huyết với nghề nón như bà Hương, ông Tuy hay rất nhiều nghệ nhân khác luôn mong rằng địa phương sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện cho những nghệ nhân thắt nón tìm được cơ hội phát triển tốt hơn, gìn giữ nghề thế hệ mai sau.

Kim Tiến – Hữu Minh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm