--> -->
Dòng sự kiện:
Hệ thống công nghệ thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Giúp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp

30/05/2018 16:31

Chia sẻ
Hôm nay (30/5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát, kiểm tra tình hình xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
tin nhap 20180530154521 Chuẩn hóa quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
tin nhap 20180530154521 Thủ tướng tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam
tin nhap 20180530154521 Thủ tướng Malaysia hủy dự án đường sắt cao tốc 28 tỷ USD nối Singapore

Tại cuộc thị sát, Thủ tướng hoan nghênh quyết tâm và sự mạnh dạn của Ủy ban trong việc áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp. Đánh giá việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, cần áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp.

Đây là hệ thống quản lý trực tuyến đang được Ủy ban phối hợp, thử nghiệm với sự hỗ trợ của một số đơn vị uy tín và có năng lực về công nghệ thông tin. Hệ thống này hoàn toàn tương thích và có thể liên kết được với hệ thống Chính phủ điện tử.

Hệ thống sẽ giúp Ủy ban theo dõi, giám sát hoạt động và kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp dự kiến sẽ được chuyển giao về Ủy ban để đánh giá được tình hình hoạt động, tình hình nhân sự, tình hình tăng, giảm tổng giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, mức bảo toàn vốn, mức sinh lời, đóng góp với ngân sách Nhà nước, các chỉ tiêu hiệu quả...).

tin nhap 20180530154521
Thủ tướng kiểm tra tình hình xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của Ủy ban. Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ngoài ra, hệ thống có bộ chỉ số giám sát để phân tích, đánh giá được sức khỏe của doanh nghiệp được chuyển giao về Ủy ban, đặc biệt các rủi ro về tài chính, quản trị (khả năng trả nợ, khả năng thanh toán...) như: Các chỉ số về tài chính, kinh doanh, đầu tư, lao động, nhân sự, tiền lương, quản trị theo chuẩn mực OECD...

Các chỉ số đều có ngưỡng cảnh báo, khi có biến động vượt các ngưỡng an toàn, phần mềm sẽ tự động cảnh báo để Ủy ban chỉ đạo rà soát, báo cáo đầy đủ và kịp thời với Thủ tướng, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.

Dựa trên cơ sở đó, Ủy ban sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp quản lý doanh nghiệp, quản lý hiệu quả vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trước đó, vào tháng 2/2018, tới dự lễ công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và trao Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không phải quản lý vốn Nhà nước theo hướng là làm kế toán, “chỉ tính cộng trừ sổ sách”, mà phải đổi mới sáng tạo. Cần ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị.

Được biết, dự kiến sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế chuyển giao cho Ủy ban quản lý. Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng.

Thu Trang

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm