--> -->
Dòng sự kiện:

Gỡ vướng việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với căn hộ offictel, shophouse

03/11/2023 14:18

Chia sẻ
Việc “ra đời” ngày càng nhiều sản phẩm bất động sản offictel, shophouse (thương mại, dịch vụ) nhưng chưa được luật hóa đang gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các địa phương nơi triển khai dự án, trong đó có việc xác định nghĩa vụ tài chính và thời hạn sử dụng ghi trên Giấy chứng nhận đối với diện tích nhà, đất được sử dụng là offictel, shophouse.
Phải thông tin trung thực về bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh Đại biểu Quốc hội: Cần có quy định cấm hành vi làm nhiễu loạn thị trường bất động sản Nguyên nhân Thành ủy TP.HCM mua tin phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Tháo gỡ điểm vướng này, Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị Bộ TNMT hướng dẫn trường hợp chủ đầu tư bán phần diện tích được cơ quan có thẩm quyền công nhận với mục đích sử dụng là thương mại, dịch vụ (khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú...) cho người mua với mục đích để ở thì khi xem xét cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải xác định giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính bổ sung hay không.

Gỡ vướng việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với căn hộ offictel, shophouse
Hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến loại hình căn hộ offictel, shophouse.

Theo Sở TNMT TP.HCM: Hiện nay, đối với các dự án kinh doanh bất động sản là dự án nhà chung cư có mục đích hỗn hợp được xây dựng trên đất theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có một phân diện tích được chủ đầu tư sử dụng làm khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, (thương mại dịch vụ...), đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và được cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư với mục đích đất xây dựng nhà chung cư hỗn hợp gồm căn hộ ở thương mại dịch vụ và văn phòng kết hợp lưu trú theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê đuyệt. Sau khi xây dựng, chủ đầu tư đã bán lại cho người sử dụng với mục đích để ở và đề nghị Sở TNMT Thành phố cấp Giấy chứng nhận cho các phần diện tích này.

TP.HCM đã tổ chức thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể theo mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất căn cứ các quy định của Luật Đất đai và các quy định pháp luật có liên quan, trong đó đối với loại hình offictel, shophouse thì được xác định giá trị quyền sử dụng đất trên cơ sở thời hạn đầu tư khai thác sử dụng là 50 năm. Tuy nhiên, vừa qua khi triển khai cấp Giấy chứng nhận cho những trường hợp đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ thì có một số ý kiến và cách hiểu khác nhau.

Trước tình hình đó, Sở TNMT TP.HCM đề nghị Bộ TNMT hướng dẫn trường hợp chủ đầu tư bán phần diện tích được cơ quan có thẩm quyền công nhận với mục đích sử dụng là thương mại, dịch vụ (khách sạn, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú...) cho người mua với mục đích để ở thì khi xem xét cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải xác định giá đất để tính thu nghĩa vụ tài chính bổ sung hay không.

Hoàn thiện phương án xác định giá đất nhà ở

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Nghị đỉnh sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Dự thảo).

Theo đó, HoREA đề xuất quy định áp dụng “áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” đối với các thửa đất, khu đất định giá có mức giá đất “dưới 90 tỷ đồng; dưới 30 tỷ đồng; dưới 60 tỷ đồng” vì hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực, từ năng lực, trình độ của bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đơn vị tư vấn thẩm định giá, chuyên gia thẩm định giá đồng thời, do “mặt bằng giá đất” đã cao hơn năm 2014.

Đối với quy định “các thửa đất so sánh” để áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập và phương pháp thặng dư, HoREA đề xuất phương án giữ nguyên quy định hiện hành hoặc mở rộng thêm các trường hợp được áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” mà không gây ra “rủi ro” thất thu ngân sách Nhà nước quá lớn từ mức 30 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng, từ 20 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng đối với từng trường hợp đất đối với thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh miền núi, vùng cao, các tỉnh còn lại.

Ngoài ra HoREA cũng cho rằng, “giá đất trên thị trường của từng vị trí đất” là độc nhất, không bao giờ có “giá đất thứ 2” tại cùng một thời điểm. Do vậy, điểm c khoản 2 Điều 5e Dự thảo yêu cầu xác định “giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất” là chưa thật phù hợp, mà chỉ có thể xác định “giá đất phổ biến trên thị trường của khu vực có thửa đất, khu đất định giá”. Từ đó, HoREA đề xuất bỏ các cụm từ “phổ biến” và “vị trí đất” trong phần quy định tiếp theo của điểm c khoản 2 Điều 5e của Dự thảo.

Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm