--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Giảm hơn 2.500 công chức, viên chức khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

21/08/2024 20:18

Chia sẻ
Theo Đề án "Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công", Hà Nội sẽ giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa". Cụ thể, giảm từ 2.768 nhân sự còn 184 người.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thiên Nam bị phạt hơn 150 triệu đồng TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội”.

Theo tờ trình, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thành phố, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ.

Trung tâm có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", cải cách thủ tục hành chính; là đầu mối tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết, giải quyết (đối với một số thủ tục hành chính được ủy quyền) và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội: Giảm hơn 2.500 công chức, viên chức khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
Các giai đoạn vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ của Trung tâm gồm kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính, nghiên cứu, thí điểm, triển khai, nhân rộng các sáng kiến, cải tiến thực hiện thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; quản trị, phát triển các hạ tầng, nền tảng, ứng dụng dùng chung phục vụ người dân, doanh nghiệp: hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; nền tảng công dân Thủ đô số; công cụ thanh toán số; hệ thống giám sát tập trung; hệ thống phân tích, chia sẻ dữ liệu; trợ lý ảo...

Việc thành lập Trung tâm sẽ giảm số lượng bộ phận "một cửa" (giảm từ 673 bộ phận "một cửa" còn 30 chi nhánh), góp phần tối ưu hóa nguồn lực, các nguồn lực này có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt nguồn nhân lực dôi dư sẽ được bố trí, sắp xếp cho các vị trí công tác khác thiếu biên chế hoặc tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Giảm phí cho cơ sở hạ tầng, bảo trì và các chi phí vận hành khác (dự kiến mỗi năm giảm 71,6 tỷ đồng), góp phần tiết kiệm ngân sách.

Giảm hơn 2.500 công chức, viên chức bộ phận một cửa khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội
Ảnh minh họa.

Giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" (giảm từ 2.768 nhân sự còn 184 người), giúp tiết kiệm hơn 13,3 tỷ đồng/tháng ngân sách nhà nước trong trả lương, phúc lợi và các chi phí liên quan.

Nguồn lực này có thể được sử dụng phân bổ cho các lĩnh vực khác cần thiết hơn hoặc đầu tư công nghệ hỗ trợ quá trình số hóa và tự động hóa các thủ tục hành chính. Đặc biệt, đây sẽ là nguồn lực lớn để giải quyết vấn đề tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức.

Khi Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được thành lập, các quy trình hành chính được đơn giản hóa, giúp giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch. Lúc đó người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại một địa điểm duy nhất, giảm chi phí và thời gian di chuyển; chất lượng phục vụ được cải thiện, hỗ trợ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; số hóa các quy trình hành chính giúp quản lý dữ liệu hiệu quả, tăng năng suất lao động…

P.Ngân

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.
Xem thêm