--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội giao bổ sung hơn 2.300 biên chế giáo viên năm học 2022-2023

12/09/2022 18:33

Chia sẻ
Chiều nay, 12/9, tại Kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023.
Xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2025 Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên

Theo đó, HĐND Thành phố quyết nghị điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp năm 2022 là 116.420 người, bao gồm số biên chế viên chức theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố là 114.059; bổ sung 2.361 biên chế theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị và Công văn 3887/BNV-TCBC ngày 12/8/2022 của Bộ Nội vụ.

Đồng thời, giao bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022-2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã, gồm: Giáo viên trung học phổ thông 452 biên chế, giáo viên trung học cơ sở 1.309 biên chế, giáo viên tiểu học 600 biên chế.

HĐND Thành phố giao UBND Thành phố tổ chức triển khai giao bổ sung biên chế giáo viên theo đúng Nghị quyết của HĐND Thành phố, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch; thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả số biên chế giáo viên được giao.

Hà Nội giao bổ sung hơn 2.300 biên chế giáo viên năm học 2022-2023
Toàn cảnh Kỳ họp.

Đồng thời, giao UBND Thành phố chỉ đạo việc tuyển dụng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, vị trí việc làm, cơ cấu môn học theo từng bậc học; có giải pháp nâng cao mức tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục công lập.

Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực sự nghiệp giáo dục, theo đó giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng chủ trương theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026. Biên chế được giao bổ sung thực hiện từ tháng 9/2022.

Sau khi được HĐND Thành phố phê duyệt, UBND Thành phố sẽ phân bổ 2.361 biên chế trên cho các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT; đồng thời yêu cầu các đơn vị sử dụng số biên chế được giao bổ sung một cách hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo có số dư biên chế viên chức để thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong giai đoạn 2022-2026 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Trước đó, trình bày Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội về nội dung này, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà cho hay, về đề xuất phân bổ biên chế, thực trạng biên chế viên chức giáo dục của thành phố Hà Nội cho thấy, năm học 2021-2022, tổng số viên chức ngành giáo dục của Thành phố còn thiếu so với định mức cần do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 7.134 biên chế.

Năm học 2022-2023, do thành lập trường mới, tăng lớp, tăng học sinh, số viên chức ngành giáo dục còn thiếu so với định mức là 3.131. Như vậy năm học 2022-2023, Thành phố thiếu 10.265 biên chế viên chức, trong đó số giáo viên thiếu của bậc tiểu học là 3.436 người, bậc trung học cơ sở là 3.135 người và bậc trung học phổ thông là 1.311 người.

Trên cơ sở số biên chế giáo viên được bổ sung đối với từng bậc học theo Quyết định 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBND Thành phố thực hiện bổ sung biên chế giáo viên theo quy định hiện hành.

H.L

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm