--> -->
Dòng sự kiện:

 Hà Nội phê duyệt Quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp làng nghề

24/06/2020 13:24

Chia sẻ
UBND Thành phố đã phê duyệt Quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Thành phố định hướng đầu tư xây dựng cụm công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn.
Hà Nội có thêm 5 cụm công nghiệp
Hà Nội đề nghị phủ sóng wifi cho các khu công nghiệp, khu du lịch, làng nghề

2034 cumcn 15926471628662058474380
Ảnh minh họa

Xét báo cáo, đề nghị của Sở Công Thương và một số huyện, UBND Thành phố đã ban hành các quyết định về việc thành lập 4 cụm công nghiệp.

Đó là Cụm công nghiệp Dương Liễu - giai đoạn 2 với quy mô khoảng 17ha tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.

Ngành nghề cụ thể: Là cụm công nghiệp làng nghề, có định hướng các ngành nghề như: chế biến tinh bột sắn, chế biến nông sản, chế biến gỗ, các ngành tiêu thủ công nghiệp khác.. dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (cửa hàng xăng dầu) và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

Thành lập Cụm công nghiệp Thắng Lợi với quy mô 8,887 ha tại xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín.

Ngành nghề cụ thể: Là cụm công nghiệp làng nghề, các ngành nghề chủ yếu: mộc dân dụng, sắt thép, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, các ngành tiểu thủ công nghiệp khác.. dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (cửa hàng xăng dầu) và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với Quy hoạch phát triến Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2030 trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

Cụm công nghiệp thứ 3- Cụm công nghiệp Tiền Phong - Giai đoạn 2 với quy mô khoảng 8,1 ha tại xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. Đây là cụm công nghiệp đa ngành nghề, các ngành nghề chủ yếu: chăn ga gối đệm, mộc dân dụng, sắt thép, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, các sản phẩm làng nghề...; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (cửa hàng xăng dầu) và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2030 trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

Tiếp đó là Cụm công nghiệp Hồng Hà với quy mô khoảng 6 ha tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Hồng Hà là cụm công nghiệp làng nghề, có định hướng các ngành nghề như: Sơ chế gỗ, mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành nghề sản suất kinh doanh khác phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ CCN (kể cả xăng dầu).

Về chủ trương, UBND Thành phố xác định tiêu chí lựa chọn Nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp như sau: Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ mới, hiện đại; thân thiện môi trường; di dời các cơ sở sản xuất, làng nghề tại khu dân cư ra khu vực sản xuất tập trung nhưng phải đảm bảo các tiêu chí trên.

Thành phố định hướng đầu tư xây dựng cụm công nghiệp theo định hướng: Công nghiệp xanh, sạch (tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn); ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Đảm bảo việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung áp dụng công nghệ xử lý môi trường hiện đại; xây dựng hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thu gom nước mặt tách rời; bố trí địa điểm tập kết, thu gom chất thải: chất thải công nghiệp, rác thải.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại (đường giao thông, kho bãi, bãi để xe, cửa hàng xăng dầu, trạm nạp điện...).

Tuyệt đối không bố trí đơn vị ở, lưu trú, trung tâm dịch vụ thương mại trong phạm vi ranh giới cụm công nghiệp. Đảm bảo về bảo vệ môi trường theo quy định. Về CCN Hồng Hà: phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Hồng Hà và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

T.Vũ

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm