
Hà Nội: Tăng cường kết nối vùng đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các làng nghề
06/07/2023 18:47
Chương trình khuyến công: “Bà đỡ” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển Kỳ cuối: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại Sức sống khảm trai Chuyên Mỹ |
Là một trong những địa phương có số lượng làng nghề, làng có nghề lớn nhất cả nước, Hà Nội luôn được đánh giá là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm làng nghề truyền thông đạt chất lượng cao và được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích khi liên tục có những sản phẩm đứng tốp đầu cả nước về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Một trong những thế mạnh của các làng nghề, làng có nghề của Hà Nội là các làng nghề được phân bố rộng khắp Thành phố, từ các quận, huyện, thị xã, đến các thôn, các phường… Đây chính là điều kiện để Hà Nội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương; đặc biệt là những người dân, nghệ nhân ở các làng nghề.
![]() |
Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống vẫn là bài toán nan giải |
Thực tế cho thấy, thời gian qua, các làng nghề, làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã và đang góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương; đồng thời tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô.
Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm mây tre đan, may mặc, gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè…).
Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển các làng nghề truyền thống, nhưng thực tế cho thấy tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện đang gặp khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu, nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm làng nghề và trở thành nỗi trăn trở của các nghệ nhân tại làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Thủ đô.
Chia sẻ về khó khăn này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), cho biết, hiện nguyên liệu mây tre lá cỏ đang có ở địa bàn Hà Nội chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cần sử dụng nguyên liệu của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp đã tự đi tìm những vùng nguyên liệu để tổ chức thu mua, hướng dẫn kỹ thuật khai thác và xử lý, bảo quản nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất ổn định, nên rất khó khăn. Với sự khan hiếm của nguyên liệu, dẫn đến giá thành nguyên liệu tăng cao, tăng chi phí sản xuất sản phẩm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người sản xuất.
Cũng theo nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, hiện nay thông tin hai chiều kết nối giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, dẫn đến việc nguồn cung không đáp ứng cầu, do vậy dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ của cả hai bên. Ngoài ra, hiện hầu hết nguyên liệu cho sản xuất tại các làng nghề ở Hà Nội phụ thuộc vào bên ngoài khiến các hộ sản xuất không chủ động được.
Nhiều năm gần đây, một số tỉnh, Thành phố đã và đang tiến hành lập quy hoạch vùng nguyên liệu. Tuy nhiên các quy hoạch này đều chưa xác định được vùng nguyên liệu cụ thể. Hơn nữa, các quy hoạch chỉ tiến hành cho từng tỉnh, từng địa phương riêng rẽ mà chưa gắn kết quy mô vùng nhằm tận dụng tối đa lợi thế vùng miền trên cả nước.
![]() |
Tăng cường kết nối giao thương tạo đầu ra cho sản phẩm làng nghề cũng như tạo kết nối cung cầu cho nguyên liệu sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố |
Để giải quyết những khó khăn này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đề nghị, Thành phố cần phải tổ chức nhiều hơn các chương trình hội thảo để kết nối người sản xuất và người cung ứng nguyên liệu, từ đó mở rộng các cơ hội hợp tác của các bên nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng các nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất các mặt hàng mây tre lá cỏ đa dạng, chất lượng.
Cũng đề cập đến nhu cầu nguyên liệu của các làng nghề trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội có 806 làng nghề, làng có nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận phân bố hầu khắp các quận, huyện và thị xã.
Trong 321 làng nghề, làng có nghề, Hà Nội có 273 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 48 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống; là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao tốp đầu cả nước, Hà Nội luôn có nhu cầu rất cao về nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, hiện nay Thành phố luôn quan tâm kết nối vùng nguyên liệu với các tỉnh, thành phố trong cả nước để triển khai sản xuất.
Và để gỡ khó cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu phát triển làng nghề, theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách về đất đai, vùng nguyên liệu. Trong đó, dành quỹ đất để xây dựng các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư vào sản xuất tập trung.
Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân trong việc cho thuê đất, tích tụ đất đai để phát triển vùng nguyên liệu tập trung trong và ngoài tỉnh để phục vụ sản xuất. Điều chỉnh giảm giá thuê đất đối với các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn trong các cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu sản xuất tập trung phục vụ sản xuất.
Song song với đó là đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề. Ưu tiên phát triển một số sản phẩm chủ lực như mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt, dược liệu… tại các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp.
Đồng thời, hỗ trợ cơ chế hợp tác công tư để phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và kinh doanh nguyên liệu phục vụ làng nghề. Hỗ trợ phát triển các nguồn nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, phù hợp quy chuẩn quốc tế và nguồn nguyên liệu thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đầu tư liên kết với nông dân xây dựng, phát triển các chuỗi sản xuất tập trung từ việc trồng, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá xăng dầu giảm đến hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 8/5

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Giá xăng dầu hôm nay (8/5): Dầu thế giới vẫn trên đà giảm

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
