--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

23/04/2024 09:03

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Trang bị kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho giáo viên Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

UBND Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống; văn hóa ứng xử, kỹ năng sống trong học sinh.

Đồng thời, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Thành đoàn Hà Nội đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, nhân rộng các mô hình phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; triển khai hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc, Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, nhân viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý, công tác Đoàn, Hội, Đội về kỹ năng ứng xử với mạng xã hội liên quan đến bạo lực học đường, giáo dục an toàn, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại huyện Hoài Đức.

Tăng cường kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục với việc đảm bảo an toàn trường học do mình phụ trách.

Xây dựng và đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu quản lý thông tin người học trên địa bàn để theo dõi, kịp thời tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý và thống kê, báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực học đường liên quan đến trẻ em, học sinh, sinh viên.

UBND Thành phố cũng yêu cầu Công an Thành phố tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội tại khu vực trường học, thực hiện tốt chế độ giao ban công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học với chính quyền và cơ sở giáo dục.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục hướng dẫn tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại đối với trẻ em, học sinh, sinh viên. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại khu vực trường học, trong các quán bar, karaoke, vũ trường; triệt phá các điểm, tụ điểm tổ chức sử dụng ma túy...

UBND Thành phố cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí Thành phố, các doanh nghiệp viễn thông tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ học sinh và các lực lượng trong toàn xã hội về việc phối hợp cùng nhà trường trong phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh, sinh viên; kiểm soát, sàng lọc các trang mạng xã hội có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, tăng cường chuyển đổi số gắn với giải pháp cụ thể để hỗ trợ các bên có liên quan trong việc quản lý sử dụng internet, mạng xã hội an toàn; tăng cường kiểm soát các luồng thông tin không chính thống có tính chất kích động bạo lực, lôi kéo tham gia hành vi phạm tội và các tệ nạn xã hội...

H.L

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm