--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tạo nhiều “sân chơi” giúp nông sản các vùng miền vươn xa

21/09/2022 18:22

Chia sẻ
Với tiềm năng và lợi thế của mảnh đất trăm nghề, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn duy trì vai trò “đầu tàu”, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các tỉnh, thành phố quảng bá, tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên thị trường Thủ đô.
Khai mạc Tuần hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản tại Hà Nội Hà Nội: Xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

Phát huy lợi thế của mảnh đất trăm nghề

Hà Nội có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Trong đó, có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Mỗi làng nghề Hà Nội mang một bản sắc riêng, là sự kết tinh sáng tạo từ bàn tay người thợ và tình yêu nghề, từ đó tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hà Nội cũng có hơn 11.000 sản phẩm nông nghiệp đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR code. Đó chính là lợi thế lớn đối với Thủ đô trong việc đánh giá, phân hạng cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Đến nay, Thành phố đã có 1.649 sản phẩm OCOP được công nhận, chiếm 19% số sản phẩm của cả nước (8.340 sản phẩm). Các sản phẩm OCOP của Hà Nội đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Hà Nội tạo nhiều “sân chơi” giúp nông sản các vùng miền vươn xa
Là Thủ đô, Hà Nội có trách nhiệm lan tỏa và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của cả nước. (Ảnh: H.H)

Nhằm trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố, từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với văn hóa vùng miền.

Thành phố cũng tạo điều kiện để các chủ thể OCOP của Hà Nội tham gia các hội chợ do bộ, ngành trung ương và các tỉnh tổ chức như: Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022; Chương trình Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La... Tại các hội chợ này, khu gian hàng của Hà Nội đã thu hút từ 10 đến 20 nghìn lượt khách tham quan, trao đổi giao thương và mua sắm.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP các vùng miền

Với tinh thần “vì cả nước”, Hà Nội đã và đang thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” trong việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP trên thị trường Thủ đô, tạo động lực để chương trình này phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Những chương trình Festival sản phẩm nông sản, OCOP gắn kết du lịch năm 2022 được Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức gần đây tại huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ và Ba Vì không chỉ là cơ hội quảng bá sản phẩm OCOP mà còn giúp các địa phương gắn kết du lịch. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nông sản các vùng miền vươn xa.

Hà Nội tạo nhiều “sân chơi” giúp nông sản các vùng miền vươn xa
Từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với văn hóa vùng miền. (Ảnh: H.H)

Tại Lễ khai mạc “Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022” diễn ra hôm 16/9 tại Ba Vì, ông Nguyễn Kỳ, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà - Bắc Kạn chia sẻ: “Công ty có sản phẩm nghệ Vicumax đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao tham gia Festival. Mặc dù, sản phẩm của công ty đang cung ứng 63/63 tỉnh, thành phố và có nhiều công ty ở Mỹ, Hàn Quốc liên hệ để đặt mua nguyên liệu cũng như sản phẩm… tuy nhiên, công ty mong muốn tham gia Festival để sản phẩm lan tỏa được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng để công ty có thêm cơ hội kết nối, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng nguồn nguyên liêu cũng như thị phần trong và ngoài nước.

Nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP Cao Bằng tại chương trình Festival sản phẩm nông sản, OCOP gắn kết du lịch năm 2022, đại diện Công ty miến Cao Bằng cho biết, tham gia chương trình với mong muốn quảng bá, lan tỏa những sản phẩm đặc trưng của tỉnh đến người tiêu dùng Thủ đô; đồng thời kết nối để người dân hiểu thêm về địa phương mình, tạo cơ hội gắn kết du lịch giữa các địa phương.

Hà Nội tạo nhiều “sân chơi” giúp nông sản các vùng miền vươn xa
Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 1.649 sản phẩm OCOP được công nhận. (Ảnh: H.H)

Còn bà Dương Thị Kim Tuyến, hội viên Làng nghề nón lá xã Phú Châu (huyện Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: “Ngoài việc tham gia Festival để quảng bá người tiêu dùng cả nước biết đến nón Phú Châu bền, đẹp để thúc đẩy cung ứng sản phẩm đến mọi miền tổ quốc thì, tôi mong muốn thông qua Festival có thể kết nối với các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch trong và ngoài nước đến với làng nghề nón lá Phú Châu tham quan các công đoạn làm nón qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch Ba Vì nói riêng, Việt Nam nói chung”.

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, nhân viên Công ty cổ phần Ao Vua cũng chia sẻ, đến với hội chợ công ty có thể mở rộng kết nối với các doanh nghiệp để xây dựng các tour, tuyến kết hợp các làng nghề truyền thống của Ba Vì cũng như Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước. Qua đó, mong muốn giới thiệu quảng bá khu chăm sóc sức khoẻ, nghỉ dưỡng cho người già.

Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố ban hành Kế hoạch về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2025 và Kế hoach tổ chức “Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022” với phương châm tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phát triển kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.

“Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại Festival là những sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương; thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP được chứng nhận; sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… có bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống…”, ông Nguyễn Ánh Dương khẳng định.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, để phát triển bền vững Chương trình OCOP năm 2022 và những năm tiếp theo, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp: Hỗ trợ chủ thể sản xuất đa dạng hóa các mặt hàng; đẩy mạnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ; quản chặt và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Hà Phong

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm