--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội thanh kiểm tra hơn 64.000 cơ sở sản xuất kinh doanh về an toàn thực phẩm

18/09/2020 11:32

Chia sẻ
Sau 1 năm (từ tháng 7/2019) triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã phát hiện 10.318 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, 5.351 cơ sở bị phạt tiền. Lỗi vi phạm chủ yếu, người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang; vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; Cống rãnh thoát nước khu vực chế biến ứ đọng; không được che kín...
Siết chặt an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
Từ vụ pate Minh Chay nghĩ đến công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau 1 năm triển khai thanh tra kết quả Thành phố đã thanh kiểm tra 64.130 cơ sở, số cơ sở vi phạm là 10.318 cơ sở (16,1%), số cơ sở bị phạt tiền lên đến 5.351 cơ sở, chiếm 8,3%.

Hà Nội phát hiện 10.318 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Hà Nội thanh kiểm tra an toàn thực phẩm (Ảnh KTĐT)

Từ kết quả thanh kiểm tra cho thấy lỗi vi phạm chủ yếu, người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang; vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; Cống rãnh thoát nước khu vực chế biến ứ đọng; không được che kín. Không thực hiện lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước, khu vực sơ chế, chế biến có côn trùng, động vật gây hại. Nhãn mác chưa đầy đủ nội dung theo quy định.

Từ công tác thanh tra đã tăng hiệu quả trong quá trình triển khai thanh tra đã tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường. Đồng thời có thêm công cụ mạnh và lực lượng chuyên ngành để quản lý an toàn thực phẩm. Lãnh đạo chính quyền thực sự quan tâm và thấy được trách nhiệm của mình cũng như nắm được tình hình thực trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn.

So sánh với trước khi tiến hành thí điểm thanh tra (từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2019)có thể thấy số lượng lượt cơ sở được thanh kiểm tra khi triển khai thí điểm ít hơn. Tỷ lệ trung bình các cơ sở vi phạm là tương đương (16%) nhưng tỷ lệ số cơ sở vi phạm bị xử phạt tiền tăng lên (3,3% lên 8,3%), số tiền phạt tăng lên, đặc biệt với tuyến xã, phường. Trong quá trình thành, kiểm tra đã huy động tại chỗ lực lượng có chức năng nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo kế hoạch và đột xuất để giải quyết vấn đề nóng về an toàn thực phẩm. Kiến thức về an toàn thực phẩm, ý thức thực hiện theo đúng quy trình của cuộc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng làm công tác quản lý, thanh tra được nâng cao.

Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cao hơn, mạnh hơn so với kiểm tra an toàn thực phẩm thể hiện tính răn đe, sự nghiêm khắc trong quá trình thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Theo Uỷ ban nhân dân Thành phố, qua kết quả thanh tra cho thấy thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đạt hiệu quả tại tuyến quận, huyện tuyến phường đặc biệt là tuyến quận, tuy nhiên với tuyến xã, thị trấn, đặc biệt là các xã phát triển nông nghiệp là chính còn hạn chế. Do thời gian thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm xuất hiện dịch bệnh Covid -19 các lực lượng tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cần tập trung phòng chống dịch bệnh nên kết quả thanh tra chuyên ngành chưa phản ánh được hết hiệu quả của việc thí điếm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.

Về cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh, kết quả thanh tra cho thấy các cơ sở đã thực hiện nghiêm túc hơn các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, chủ động đăng ký xin xác nhận kiến thức, đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,... tự giác khắc phục các tồn tại sau khi thanh kiểm tra. Các điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm đã có chuyển biến rõ nét hơn, cơ sở nhận thức phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ và thường xuyên các quy định về an toàn thực phẩm.

Về nhận thức của người dân, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nhận được sự ủng hộ cao của người dân. Người dân đã có phản ánh các cơ sở có dấu hiệu vi phạm tới lãnh đạo phường, xã.

T.Vũ

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm