--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp

31/01/2025 15:27

Chia sẻ
Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công trong năm 2021 - 2024; đồng thời quyết định thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn...
Hàng ngàn công nhân khu công nghiệp Hà Nội vui Tết sum vầy Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động tại khu công nghiệp Thăng Long

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Kế hoạch nhằm mục tiêu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN) còn lại nhằm hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 CCN được thành lập giai đoạn 2018 - 2020; hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 CCN đã khởi công trong năm 2021 - 2024; Quyết định thành lập, mở rộng 15-20 CCN; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các CCN đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ.

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Ảnh minh hoạ.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% CCN xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; 100% CCN, CCN làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Về tổ chức thực hiện, UBND Thành phố giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ. Giám sát thực hiện cam kết tiến độ hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN đang hoạt động; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đối với các CCN đã tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tiến độ khởi công các CCN còn lại... Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giám sát việc thực hiện công tác chấp hành quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai tại các CCN theo đúng quy định của pháp luật, quy hoạch đã được phê duyệt.

UBND các quận, huyện, thị xã có CCN quản lý, theo dõi, xử lý việc chấp hành quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng theo đúng quy định và quy hoạch đã được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư CCN tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN theo kế hoạch và tiến độ đã ban hành. Đẩy nhanh tiến độ rà soát phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 các CCN đảm bảo phù hợp với các quy hoạch cấp trên, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các quy định hiện hành của Thành phố; đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ khởi công các CCN trên địa bàn đã được phê duyệt.

Cùng với đó, rà soát, xây dựng kế hoạch hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài hàng rào CCN thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện theo phân cấp hoặc đề xuất UBND Thành phố đầu tư các hạng mục công trình cấp Thành phố. Chủ trì chỉ đạo đôn đốc chủ đầu tư CCN phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành cải tạo, nâng cấp Trạm xử lý nước thải; đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy trong CCN. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện tập trung ưu tiên, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến triển khai các CCN đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra.

Chủ đầu tư các CCN chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự… Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN theo quy định của pháp luật, quyết định thành lập, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ quy định. Xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN; Giá dịch vụ chung, giá dịch vụ xử lý nước thải… Cải tạo nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật các CCN. Chủ động kêu gọi, thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành nghề đã được phê duyệt.

Ngoài ra, UBND Thành phố yêu cầu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển CCN trên địa bàn; tháo gỡ khó khăn vướng mắc; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN theo phương án phát triển cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố. Tổ chức quản lý, đầu tư, phát triển các CCN trên địa bàn Thành phố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

P.Ngân

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Xem thêm