--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội thuộc nhóm dẫn đầu về Chỉ số PAPI năm 2023

02/04/2024 18:28

Chia sẻ
Theo Báo cáo PAPI được công bố, Chỉ số PAPI năm 2023 của Hà Nội đạt 43,9603 điểm. Với kết quả này, Hà Nội nằm trong nhóm “cao”, dẫn đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tìm giải pháp hữu hiệu, đột phá nhằm tiếp tục cải thiện điểm Chỉ số PAPI PAPI năm 2022: Thu hồi đất nông nghiệp ở nông thôn vẫn là vấn đề nổi cộm

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh - PAPI 2023.

Theo Báo cáo được công bố, Chỉ số PAPI năm 2023 của Hà Nội đạt 43,9603 điểm. Với kết quả này, Hà Nội nằm trong nhóm “cao”, dẫn đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, Hà Nội có 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm điểm cao gồm: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, đạt 5,4275 điểm; “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, đạt 5,6707 điểm; “Cung ứng dịch vụ công”, đạt 7,8486 điểm; “Quản trị điện tử”, đạt 3,9728 điểm.

Hà Nội thuộc nhóm dẫn đầu về Chỉ số PAPI năm 2023
Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh - PAPI 2023.

1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “Trung bình cao” là “Trách nhiệm giải trình với người dân”, đạt 4,2760 điểm; 2 chỉ số nội dung nằm trong nhóm điểm “Trung bình thấp” là “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, đạt 6,7348 điểm; “thủ tục hành chính công cấp tỉnh”, đạt 7,1611 điểm. 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “thấp” là “Quản trị môi trường cấp tỉnh”, đạt 2,8688 điểm.

Trước đó, Chỉ số PAPI 2022 của Hà Nội có 2 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “cao” gồm: “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”, đạt 5,8254 điểm, “công khai trong việc ra quyết định với người dân”, đạt 5,7770 điểm. 4 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “trung bình cao” gồm: “Trách nhiệm giải trình với người dân”, đạt 4,3707 điểm; “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, đạt 6,8007; “thủ tục hành chính công”, đạt 7,3101 điểm; “quản trị điện tử”, đạt 3,6578 điểm. 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “trung bình thấp” là “cung ứng dịch vụ công” đạt 7,2294 điểm; 1 chỉ số nội dung nằm trong nhóm “thấp” là “quản trị môi trường”, đạt 2,9338 điểm.

So với năm 2022, Chỉ số PAPI 2023 của Hà Nội tăng 0,0554 điểm (năm 2022 đạt 43,9049 điểm).

Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận Một cửa quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Nguyễn Thành)
Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận Một cửa quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Theo đại diện UNDP tại Việt Nam, Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở.

Năm 2023 là năm thứ 15 PAPI được tiến hành tại Việt Nam, với mục tiêu góp phần cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, thông qua việc: Tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân; thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.

PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử.

P.Ngân

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm