
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân
15/04/2025 11:26
Định hình tư duy "người dân và doanh nghiệp là khách hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính Hà Nội: Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh việc chậm trễ xử lý hồ sơ "làn xanh" |
Người dân hài lòng hơn với hiệu quả quản trị và hành chính công
Báo cáo Chỉ số PAPI 2024 được công bố cho thấy chính quyền các cấp trong năm 2024 đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ ở một số lĩnh vực trong công tác quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công cho người dân.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Kết quả điều tra của PAPI là nguồn dữ liệu, thông tin rất bổ ích để chính quyền rà soát hiệu quả hoạt động của bộ máy, chất lượng dịch vụ công, từ đó xây dựng chính sách và kế hoạch hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình”.
Bà Renée Deschamps, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, Australia đánh giá cao những nỗ lực của UNDP và các đối tác trong nước trong việc xây dựng và phát triển Chỉ số PAPI. PAPI vừa là một công cụ cung cấp bằng chứng phục vụ công tác hoạch định chính sách, vừa là nền tảng để công dân và chính quyền địa phương đối thoại nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.
Đáng quan tâm, kết quả khảo sát cho biết, người dân hài lòng hơn với hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2024. Báo cáo PAPI 2024 đặc biệt nhấn mạnh những cải thiện ở các chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương”, “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công”, “Quản trị môi trường” và “Quản trị điện tử”. Mặc dù đã có những bước tiến quan trọng, dư địa để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị công nói chung còn rất lớn.
![]() |
Toàn cảnh lễ công bố Báo cáo PAPI 2024. |
Chỉ có 3/8 lĩnh vực quản trị và hành chính công được PAPI đo lường, gồm kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ hành chính công và dịch vụ công, đạt được điểm số khá từ đánh giá của người dân trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ hài lòng với hiệu quả quản trị địa phương vẫn tồn tại giữa các nhóm phân tổ theo giới tính, dân tộc, loại hình hộ khẩu và khu vực sinh sống.
Phụ nữ vẫn tiếp tục đánh giá về hiệu quả quản trị thấp hơn nam giới, đặc biệt trong các khía cạnh về sự tham gia và tính công khai, minh bạch trong quá trình ra quyết định ở địa phương. Mức độ hài lòng của người dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thấp hơn so với người Kinh ở nhiều chiều cạnh. Đồng thời, người tạm trú, đặc biệt ở các địa phương có lượng người tạm trú lớn, phải đối mặt với nhiều hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công.
Về quản trị điện tử, mặc dù đã có những bước tiến trên phạm vi toàn quốc, nhưng khoảng cách số vẫn tồn tại, đặc biệt là trong khả năng tiếp cận và sử dụng internet và dịch vụ công điện tử giữa các nhóm nam - nữ, dân tộc Kinh - dân tộc thiểu số, và các khu vực thành thị - nông thôn...
Tham nhũng là mối quan ngại lớn nhất
Tham nhũng nổi lên là mối quan ngại lớn nhất của người dân trong năm 2024, với 22,58% số người trả lời khảo sát cho rằng đây là vấn đề hệ trọng cần Nhà nước ưu tiên giải quyết trong thời gian tới, tăng 17% so với năm 2023.
Đáng chú ý, yêu cầu của người dân về việc tập trung xử lý tham nhũng này có sự tương phản với những ghi nhận của họ về những nỗ lực kiểm soát tham nhũng ở địa phương.
![]() |
Đại biểu dự lễ công bố Báo cáo PAPI 2024. |
Theo kết quả khảo sát năm 2024, tỉ lệ người dân cho biết họ phải trả chi phí không chính thức hoặc đưa "lót tay" khi sử dụng dịch vụ hành chính công hoặc dịch vụ công đã giảm so với năm 2023.
Báo cáo khuyến nghị chính quyền các cấp tăng cường tính minh bạch trong cung ứng dịch vụ công, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và bảo vệ người tố cáo ngay sau khi các đơn vị hành chính được sắp xếp lại.
Phản ánh phần nào những cải thiện của nền kinh tế trong năm 2024 so với 2023, Báo cáo PAPI 2024 cho biết tỉ lệ người trả lời khảo sát đánh giá tình hình kinh tế hộ gia đình là “kém” hoặc “rất kém” đã giảm xuống 10,2% trong năm 2024 – mức thấp nhất kể từ năm 2019.
Mặc dù vậy, đói nghèo vẫn là vấn đề đáng quan ngại đứng thứ hai (sau tham nhũng), với tỉ lệ 14,2% số người được hỏi đề cập đến vấn đề này. Tiếp theo đó là vấn đề việc làm, với 12,64% số người trả lời cho rằng đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.
“Độ bao phủ bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế,” bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Ai-len tại Việt Nam, nhận định. “Khảo sát PAPI 2024 cho thấy chỉ có 29% số người trả lời có bảo hiểm xã hội, và tỉ lệ này ở nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức và dân tộc thiểu số còn thấp hơn đáng kể. Việc mở rộng độ bao phủ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ góp phần giảm thiểu những quan ngại của người dân về đói nghèo và bất ổn kinh tế.”
Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động của các thảm họa liên quan đến khí hậu đối với cảm nhận của người dân về tình hình kinh tế hộ gia đình. Phát hiện từ khảo sát PAPI năm 2024 cho thấy, khi biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ nét, cảm giác dễ bị tổn thương của người dân nói chung gia tăng, với gần 40% số người trả lời cho biết gia đình hoặc cộng đồng của họ đã chịu tác động trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm qua.
“Những phát hiện từ khảo sát PAPI năm 2024 cho thấy nhu cầu cấp thiết và cơ hội to lớn của việc thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập xã hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công một cách công bằng thông qua các cải cách quản trị đang được triển khai trong năm 2025,” bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, phát biểu.
"Những phát hiện này gợi mở một lộ trình dựa trên bằng chứng thực tiễn hướng tới nâng cao hiệu quả quản trị công lấy người dân làm trung tâm, đảm bảo những cải cách thể chế hiện nay và tới đây sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân Việt Nam”.
Báo cáo Chỉ số PAPI 2024 ghi nhận ý kiến của 18.894 người dân được chọn mẫu ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc; đo lường 8 chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; và quản trị điện tử. |

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tuyên dương 1.426 công nhân giỏi

Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
