--> -->
Dòng sự kiện:

Hapro đảm bảo nguồn hàng phong phú phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân

16/12/2015 20:27

Chia sẻ
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong các dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phong phú và đảm bảo chất lượng.
Hapro tổ chức nhiều chương trình khuyến mại
Tổng Cty Thương mại Hapro: Trao quà cho thiếu nhi nhân Tết Trung thu
Nghĩa cử đẹp của CBCNV Tổng công ty thương mại Hà Nội
Khuyến mại hấp dẫn tại hệ thống Hapro
Tổng công ty Thương mại Hà Nội khẳng định vị thế trong ngành thương mại
Hapro khuyến mại nhân dịp 30/4 và 1/5

Theo ban lãnh đạo Hapro, bên cạnh tập trung cải tạo cơ sở vật chất hệ thống bán lẻ bao gồm hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, cửa hàng Haprofood, các chợ, các cửa hàng kim khí, điện máy, thời trang; hệ thống nhà hàng ăn uống dịch vụ, Hapro chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Các loại hàng hóa được chuẩn bị đảm bảo đủ tem mác, nguồn gốc xuất xứ và thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Hapro đảm bảo nguồn hàng phong phú phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân
Hapro đảm bảo không để thiếu hàng hóa phục vụ Tết

Để chuẩn bị nguồn hàng phong phú, tổng công ty khai thác hàng hóa từ các nhà cung cấp có uy tín, trong đó chú trọng đối với các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam chất lượng cao. Cùng với đó là hàng hóa do các đơn vị thành viên trong tổng công ty trực tiếp sản xuất đã có uy tín trên thị trường như: Thịt gia súc gia cầm các loại, thực phẩm chế biến đóng hộp, thịt nguội, giò chả, bánh chưng, rượu, xúc xích, nem các loại...

Hiện các đơn vị của tổng công ty căn cứ tình hình thị trường chủ động xây dựng số lượng hàng hóa dự trữ, phấn đấu tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dự trữ phục vụ Tết Bính Thân 2016 ước tăng khoảng 5% so với Tết Ất Mùi 2015.

Chủng loại hàng hóa của tổng công ty rất phong phú từ lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, bánh kẹo, ăn uống, giải khát, quà tặng, đồ gia dụng, thời trang, điện máy, du lịch đến hàng điện máy, đồ gia dụng, thời trang, ăn uống giải khát. Đặc biệt nhiều mặt hàng truyền thống và thiết yếu như: Giò, chả, bánh chưng, gà ta, thịt gia súc, gạo đặc sản, dầu ăn, nước mắm, rượu bia, bánh mứt kẹo, thủy hải sản, rau xanh, hoa quả đặc sản cũng được các đơn vị chuẩn bị đầy đủ .

Cũng theo ban lãnh đạo tổng công ty, các công ty, đơn vị thành viên, chủ động tổ chức bán hàng tại hệ thống bán lẻ do các đơn vị trực tiếp quản lý (khoảng 70 địa điểm). Thời gian bán hàng phục vụ Tết từ 04/01/2016 – 23/02/2016 (tức từ ngày 25/11/2015 - 16/01/2016 âm lịch).

Hapro đảm bảo nguồn hàng phong phú phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân
Các mặt hàng bình ổn giá cũng được chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân

Ngoài tổ chức các gian hàng Tết ngoài trời, tổng công ty còn tổ chức điểm kinh doanh theo mô hình “Chợ Tết” của Tổng công ty trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, tổng công ty dự kiến sẽ tổ chức 1 điểm bán hàng theo mô hình “Chợ Tết” với sự tham gia của các công ty, đơn vị thành viên. Đồng thời liên kết với một số đối tác cùng tham gia nhằm tạo sự phong phú và đa dạng hình thức kinh doanh của tổng công ty. Thời gian tổ chức sẽ bắt đầu từ ngày 31/01/2016 - 04/02/2016 (tức từ ngày 22/12 - 26/12 Âm lịch)

Ngoài chuẩn bị sẵn nguồn hàng đảm bảo chất lượng, tổng công ty còn tổ chức triển khai chương trình bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán. Theo đó tổng công ty yêu cầu, các đơn vị được tổng công ty giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 từ nguồn vốn tạm ứng của Thành phố Hà Nội phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng và cam kết của đơn vị đối với tổng công ty. Tổ chức bán hàng phục vụ nhân dân tại các điểm bán hàng bình ổn giá trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Đảm bảo dự trữ đầy đủ lượng hàng hóa thiết yếu để cung ứng ra thị trường phục vụ nhân dân, đặc biệt lưu ý đến mặt hàng tươi sống như: Thịt gia súc, gia cầm, rau xanh các loại,… không được để xảy ra tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán hàng bình ổn giá.

Đảm bảo ổn định giá bán các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn giá. Mọi sự điều chỉnh về giá bán của các nhóm mặt hàng bình ổn giá, các đơn vị phải báo cáo về Tổng công ty và phải được Tổng công ty chấp thuận mới được thực hiện.

Trần Vũ

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm