
Hiến mô, tạng cứu người cho khoa học: Cho đi là còn mãi
27/11/2018 08:30
![]() | 7 ngày kêu gọi đã có hơn 900 đơn vị máu tình nguyện hiến tặng |
![]() | Hai bé trai may mắn được ghép giác mạc hiến tặng của Vân Nhi |
![]() | Ước mơ làm bác sĩ còn dở dang: Vân Nhi nguyện hiến tặng giác mạc cho đời |
Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, tính đến ngày 12/9/2018, tại Việt Nam hiện có 18.010 người đăng ký hiến mô tạng với Bộ Y tế, trong số đó có khoảng 2.000 người đăng ký hiến tại chùa Giác Ngộ theo lời kêu gọi của Quỹ Đạo Phật ngày nay. Dù đáng được trân trọng nhưng đó là con số quá khiêm tốn so với khoảng 93 triệu dân của Việt Nam.
![]() |
GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người chia sẻ vấn đề hiến mô, tạng với các phật tử. |
Bởi, nguồn mô tạng được hiến còn quá giới hạn, trong khi nhu cầu thay thế cao: Vẫn còn khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép thận, 1.500 bệnh nhân suy gan cần được ghép gan thay thế, hơn 300 ngàn người bị bệnh lý giác mạc cần thay thế giác mạc…
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người còn ngại ngần khi đăng ký hiến tạng là do khó có thể thuyết phục được sự đồng tình từ người thân trong gia đình.
Chia sẻ tại buổi lễ, chị Nguyễn Thị Tám (56 tuổi, ở Hà Nội) cho biết gia đình chị vẫn còn chưa hiểu nhiều về việc hiến mô tạng cứu người và hiến xác cho y học. Bản thân chị Tám muốn đăng ký hiến nhưng chưa biết làm thế nào để thuyết phục được mọi người trong gia đình và chưa biết khi nào sẽ nhận được sự đồng ý của họ.
Tương tự, với chị Lê Thị Oanh (Hà Nội), hiện cũng đã đăng ký nếu không may gặp rủi ro bị chết, chết não thì tự nguyện đăng ký hiến các mô, bộ phận cơ thể người (tạng) như giác mạc, thận… Tuy nhiên, đó là chị tự đăng ký chứ chưa được sự đồng ý của người thân. Chị sợ nếu sau này chị qua đời, nếu người thân không đồng ý, không chủ động gọi điện cho bệnh viện để họ thực hiện các biện pháp liên quan đến hiến mô, tạng thì việc “tự nguyện đăng ký” này cũng không có kết quả.
Nói về những khó khăn, rào cản, PGS.TS Ngọc Anh, Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y cho biết: “Đã có những trường hợp, khi cá nhân một người đồng ý hiến mô, tạng, xác cho y học nhưng sau khi người ấy qua đời, người thân trong gia đình đã không đồng ý để cho bác sĩ tiến hành. Đã có những ca, bản thân tôi đã phải gọi đi gọi lại đến 37 cuộc điện thoại mới có thể có được sự thỏa hiệp của gia đình. Cũng có những trường hợp hiến xác, sau khi bộ phận kỹ thuật đã tiến hành đầy đủ các trình tự để bảo quản thì người nhà lại đến đòi về nên bệnh viện đành phải trả lại”.
![]() |
Nhiều phật tử đăng ký hiến mô, tạng tại buổi lễ. |
Tương tự, theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người: “Người dân hiện vẫn chưa hiểu nhiều về vấn đề hiến mô tạng và xác. Có trường hợp, dù bệnh nhân đã chuẩn bị lên bàn chờ ghép, ekip làm việc vất vả, tốn kém, thế nhưng chỉ một người thân vào bảo: “Tôi không đồng ý” là mọi việc khép lại. Chúng tôi đành ngậm ngùi, buồn tiếc thôi. Phải làm sao để gia đình người hiến tạng hiểu, đồng ý thì vẫn là chuyện không đơn giản".
Bên cạnh đó, nhiều người Việt Nam vẫn luôn tâm niệm chết phải toàn thây, nên phản đối người trong gia đình hiến tạng. Chia sẻ về vấn đề này, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Chủ tịch Qũy Đạo phật ngày nay cho biết: Nền văn hóa tâm linh Việt Nam có cái nhìn cấm kỵ về việc xâm phạm vào thi hài của người quá cố. Hiện nay, sự mê tín này đang làm trở ngại sự hảo tâm. Người mê tín dị đoan cho rằng hiến mô tạng sau khi chết thì kiếp sau khi tái sinh, người hiến tặng mô tạng sẽ có cơ thể không toàn vẹn, sẽ bị tàn tật…
“Ngoài ra, còn những người không dám hiến mô tạng vì cho rằng sau khi chết, tâm thức chưa rời khỏi cơ thể, tồn tại trong thi thể khoảng 8 tiếng đồng hồ; bất kỳ ai đụng vào thi thể sẽ tạo ra cảm giác đau nhức tiếc nuối sự sống, khởi lên tâm sân hận, vì vậy mà bị tái sinh vào những cảnh giới xấu. Đây là quan niệm mê tín 100%, thiếu khoa học và trái hoàn toàn với những lời dạy của Đức Phật trong Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa”, Thượng tọa Thích Nhật Từ phân tích.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, trong cuộc sống chúng ta bị chi phối bởi luật nhân quả. Gieo nhân cao quý thì sẽ hưởng được quả cao quý. Hiến mô tạng là tạo ra sự sống lần thứ 2 ngay trong cuộc sống hiện tại này, bởi cho đi là còn mãi. Hiến mô tạng như thế, các bạn đã gieo nhân phúc về sự sống cho người khác.Do vậy theo luật nhân quả, không có lý do gì kiếp sau thân thể của người hiến mô tạng không được vẹn toàn. Chẳng những được vẹn toàn thân thể, người hiến mô tạng còn có thân tướng hảo. |

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
