--> -->
Dòng sự kiện:

Hiệu quả thiết thực từ chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương"

08/01/2022 16:18

Chia sẻ
Qua 3 năm thực hiện chương trình, với sự tập trung cao trong chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp phụ nữ, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020 đã mang lại kết quả với nhiều thành tích nổi bật.
Di cư lao động và bài toán an toàn cho phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội trao giải "Các vấn đề gia đình thời nay” năm 2021 Nỗ lực vì tương lai phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ tốt hơn

Thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, Hội Liên hiệp phụ nữ và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp triển khai tại 4 xã biên giới của huyện Tây Giang và Nam Giang gồm: xã Gari, Ch’ơm, La Êê và Chơ Chun.

Hiệu quả từ chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương"
Hội Liên hiệp phụ nữ và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam hỗ trợ, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế.

Thông qua các hoạt động cụ thể, chương trình đã giúp nhiều gia đình chị em cán bộ, hội viên, phụ nữ có thêm kiến thức, nhiều hội viên biết vận dụng kiến thức được trang bị để nuôi dạy con, không kết hôn sớm, chấp hành tốt vai trò người công dân. Nhiều hội viên được hỗ trợ sinh kế đang từng bước cải thiện đời sống kinh tế. Những trường hợp được hỗ trợ mái ấm tình thương đã an cư lạc nghiệp.

Quan trọng hơn, chương trình đã giúp các hội viên phụ nữ có thêm niềm tin, nghị lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, hỗ trợ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và địa bàn biên giới vững mạnh.

Cụ thể, chương trình đã hỗ trợ 1,930 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa 37 mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo và cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn tại 4 xã và nước bạn Lào với mức thấp nhất là 40 triệu đồng/nhà, cao nhất là 120 triệu đồng/nhà.

Chương trình xây dựng 5 mô hình sinh kế, gồm 3 mô hình nuôi ngan sinh sản với 700 con ngan giống cho 40 hộ ở xã Gari và xã Ch’ơm. 1 mô hình trồng cây đảng sâm xen bắp nếp tại xã Ch’ơm với 5 hộ trồng 2 hecta, tổng kinh phí đầu tư 95 triệu đồng; tất cả hộ thụ hưởng chăm sóc cây sinh trưởng phát triển tốt. 1 mô hình nuôi bò giống sinh sản xã Chơ Chun, gồm 10 con bò giống 130 triệu đồng cho 10 hộ tham gia mô hình, qua theo dõi mô hình hiện có 8 hộ thụ hưởng chăm sóc bò phát triển, đã sinh sản được 5 con bò con.

Chương trình đã xây dựng công trình khu vui chơi cho trẻ em tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Gari trên 200 triệu đồng; trao tặng trên 2.000 quần, áo ấm, chăn màn, gạo và thăm tặng trên 3.000 suất quà (trị giá từ 500-800 nghìn đồng/suất) cho học sinh, phụ nữ nghèo, gia đình chính sách, già làng trưởng thôn...

Ngoài ra, trong 3 năm qua, Bộ đội Biên phòng và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã kịp thời chỉ đạo, phân công cán bộ Hội, cán bộ các đồn biên phòng xuống các địa bàn bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình khắc phục thiên tai, tuyên truyền, vận động nhân dân và hội viên phụ nữ thực hiện mô hình 5 không, 3 sạch, yên tâm, ổn định cuộc sống; nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước đảm bảo vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà...

Bên cạnh đó, các mô hình như: Bát cháo nhân ái; lớp học tình thương cho trẻ em khuyết tật; lớp xóa mù chữ; hũ gạo tình thương; tay kéo Biên phòng, câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên; góc học tập; nuôi dưỡng người già neo đơn; nuôi gà thả vườn kết hợp trồng cây ăn quả; trồng chuối mốc; nuôi heo cỏ địa phương… luôn được các đơn vị Bộ đội Biên phòng duy trì thực hiện hiệu quả.

Đặc biệt, nhân dịp Tết đến, xuân về, lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tốt chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản”, qua đó, kịp thời chia sẻ, động viên, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có được một cái Tết vui tươi, đầm ấm và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Với cách làm thực chất, chương trình đã góp phần cùng địa phương 4 xã biên giới giảm tỉ lệ hộ nghèo từ năm 2018 đến nay khá hiệu quả, cụ thể: xã Gari từ 73,15% giảm còn 60,15%; xã Ch’ơm từ 71,20% giảm còn 65,05%; xã Chơ Chun từ 63,25% giảm còn 54,1%; xã La Êê từ 50,6% giảm còn 42,52%.

Những kết quả trên cho thấy, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” là một hướng đi mới, thể hiện chủ trương đúng đắn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Tiếp tục phát huy kết quả giai đoạn trước, giai đoạn 2020-2022, hai bên tiếp tục triển khai chương trình, đề cao tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chương trình, tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình sinh kế cho các xã trong chương trình và mở rộng ra 14 xã vùng biên của tỉnh.

Nguyễn Hoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm