--> -->
Dòng sự kiện:

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

04/04/2024 14:48

Chia sẻ
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Đan Phượng: Những “vườn hoa” trên đê Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Những cánh đồng rau an toàn

Về Thọ An hôm nay, chỉ cần nhìn ngắm những cánh đồng rau xanh mướt là bất cứ ai cũng cảm thấy thư thái. Điều thật lạ là cũng trên những cánh đồng này, cách đây năm, bảy năm, mùi thuốc trừ sâu còn thoảng trong không khí. Những vỏ hộp thuốc trừ sâu do người dân vứt ra đồng ruộng khiến cho đồng quê thêm ô nhiễm.

Hôm nay, Thọ An đã phủ một màu xanh của cây, màu đỏ của hoa và mùi hương thơm từ những cánh đồng vương vấn qua không khí trong lành. Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng, nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó, với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Nhờ có phương pháp canh tác hiệu quả theo hướng hữu cơ, an toàn, nông dân xã Thọ An không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ, mà còn cho ra thị trường những sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Hộ gia đình anh Trần Văn Thường đang thực hiện phun thuốc sâu thảo mộc anisaf

Có tổng diện tích trồng rau màu 1,5ha, hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4, xã Thọ An) đã canh tác các loại như cải canh, súp lơ, cải bẹ... Mỗi năm anh trồng được 7-8 lứa rau màu, năng suất đạt 2,5 tấn/sào/lứa, sau khi trừ chi phí lãi được 9-10 triệu đồng/sào. Đặc biệt, rau của gia đình anh Thường trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ và dùng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu độc hại.

Anh Thường cho biết, với lợi thế cửa ngõ Thủ đô, Thọ An là thị trường đầy tiềm năng cung cấp các mặt hàng rau củ quả, cùng với nhu cầu sinh hoạt cao, an toàn của người dân, gia đình anh xác định mô hình trồng rau an toàn là định hướng làm giàu. Khi chưa có chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, trước đây, anh thường ủ rơm, rạ và vôi để làm phân hữu cơ để chăm sóc hơn 1 mẫu rau của gia đình mình. Cách làm này khá tốn công nhưng vừa giúp giảm chi phí sản xuất, lại mang đến lợi ích tối đa cho cây trồng, giúp cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Hiện nay, được Hội Nông dân huyện Đan Phượng hướng dẫn và cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình anh Thường đã áp dụng vào mô hình trồng rau tại gia đình.

“Từ năm 2021 đến nay, gia đình tôi chuyên canh trồng rau. Qua chương trình liên kết của Hội Nông dân huyện với công ty chuyên cung cấp thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, gia đình đã dùng để phun cho rau. Vì vậy các sản phẩm rau hữu cơ của gia đình được người dân và thương lái gần xa tin tưởng thu mua", anh Thường cho biết.

Xã Thọ An có tổng diện tích tự nhiên hơn 500ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 272ha, đất đai màu mỡ rất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh. Cùng với đó, nông dân xã Thọ An đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng đào, quất cảnh, đu đủ trái vụ, táo lai, rau màu và chăn nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Mô hình trồng rau công nghệ cao, sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf

Ông Trần Văn Vui, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ An cho biết, mấy năm gần đây Hội Nông dân xã đã tích cực phối hợp với các công ty, nhà khoa học tập trung tổ chức chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền chăm sóc cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn theo hướng sinh học, chăn nuôi bò, ứng dụng công nghệ cao…

Nhờ đó xã Thọ An đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình ứng dụng công nghệ cao tại trang trại chăn nuôi bò của hộ ông Trần Văn Thắng áp dụng công nghệ của Úc; mô hình trồng đào quất cảnh hộ bà Đào Thị Tần; mô hình trồng táo, đu đủ hộ ông Trần Văn Dũng,…

Đặc biệt mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc anisaf, sử dụng phân hữu cơ của hộ anh Nguyễn Văn Khắc (chi hội nông dân 8) và mô hình hộ gia đình anh Trần Văn Thường (chi hội nông dân 4) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn mà gia đình anh Thường, anh Khắc cùng hàng trăm bà con nông dân ở xã Thọ An lựa chọn và bảo vệ sức khỏe cho chính mình, mang lại thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp vô cơ. Ngoài ra, sản phẩm tung ra thị trường đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Trợ thủ đắc lực cho nông dân

Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã minh chứng, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ đã nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, cải thiện thu nhập cho người làm nông nghiệp hữu cơ; góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; tăng cường cung cấp vật tư đầu vào theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ.

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc
Thảo mộc hữu cơ được áp dụng ở nhiều mô hình nông nghiệp tại huyện Đan Phượng

Bà Trần Thị Ngọc Mai, đại diện Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang cho biết, chế phẩm sinh học anisaf là sản phẩm kết hợp từ các nguyên liệu thảo mộc tự nhiên, vì vậy anisaf sẽ là trợ thủ đắc lực cho bà con nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay và trong tương lai.

Thảo mộc trừ sâu anisaf rất an toàn, được điều chế từ các loại cây quen thuộc mà ông bà ta đã dùng bao đời nay như bồ kết, hy thiêm, đơn buốt và cúc liên chi dại. Khi sử dụng anisaf định kỳ sẽ ức chế và giảm dần các loại virus, nấm, sâu bọ, giúp rau màu khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và cho nâng suất cao, rau màu có mùi vị tự nhiên.

Thọ An được quy hoạch là vùng trọng điểm sản xuất rau an toàn của huyện Đan Phượng. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự hỗ trợ của huyện, xã đang từng bước xây dựng thương hiệu cho vùng sản xuất rau an toàn của địa phương.

Bên cạnh đó, Thọ An đã vận động bà con nhân chuyển đổi từ làm nông nghiệp vô cơ, sang sản xuất hữu cơ, mang lại những kết quả đáng khích lệ cho bà con nông dân nơi đây. Nhận thức được điều này, nhiều nông dân, hợp tác xã đã đầu tư phát triển, rau màu, cây ăn trái theo hướng sạch để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, hằng năm có 100% hộ gia đình nông dân trên toàn huyện tham gia thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.

Ngay từ đầu năm 2024, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện đã triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm năm với chủ đề: “Hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện”.

Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Thọ An và phối hợp Công ty Dược phẩm Hoàng Giang tổ chức hướng dẫn các hộ gia đình trồng rau hữu cơ trong thực hiện sử dụng chế phẩm annisaf, kết quả cho thấy mô hình thực sự đã trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả để nông dân xã Thọ An phát huy, ứng dụng và nhân rộng.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm