--> -->
Dòng sự kiện:

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

07/07/2015 09:19

Chia sẻ
Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn với thương hiệu sữa TH Milk với những phát ngôn nghịch nhĩ với những người trong ngành sữa.
Doanh nhân Thái Hương: Người tạo “đế chế” sữa tươi

Quá trình công tác

- Từ năm 1982- 1985: Cán bộ ban vật giá tài Tp. Hải Phòng.

- Từ năm 1985- 1989: Cán bộ công ty vật liệu xây dựng chất đốt tỉnh Nghệ An.

- Từ năm 1989- 1994: Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.

- Từ năm 1994- nay: Phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á.

- Từ năm 2009- nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm sữa TH (TH Milk).

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk
[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Ra khỏi vùng thoải mái

Thay đổi vốn là thứ khó chấp nhận đối với hầu hết mọi người. Thử nghĩ xem nếu bạn đang làm việc ở một môi trường ổn định và quen thuộc, liệu bạn có sẵn sàng thay đổi để bước sang một lĩnh vực mới? Những người thành công thường không giống số đông, khi bước ra khỏi vùng thoải mái họ có thêm năng lượng và hứng thú để kích thích suy nghĩ mới và sáng tạo.

Thời điểm 1990, khi đang làm cán bộ công ty vật liệu chất đốt tỉnh Nghệ An, phụ trách phân phối vật tư, bà Thái Hương quyết định nghỉ việc nhà nước và ra làm riêng. Đây được xem là hành động rời khỏi vùng thoải mái, cũng là bước ngoặt trong sự nghiệp của tổng giám đốc ngân hàng Bắc Á, chủ tịch công ty sữa TH Milk sau này.

Quyết định này của bà Hương một phần đón cơ hội khi thị trường bắt đầu mở cửa, một phần vì “cảm thấy nhiều cái mình muốn làm mà bị ràng buộc bởi cơ chế, không được tự do để phát triển”. Sau một thời gian theo đuổi ngành cũ liên quan đến vật liệu xây dựng, năm 1994 bà Hương cùng một số cộng sự chuyển hướng sang thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Theo thông tin công bố của ngân hàng này, hiện bà Hương nắm giữ 6,998% cổ phần ngân hàng Bắc Á. Sau 21 năm thành lập, ngân hàng này trả qua nhiều lần tăng vốn điều lệ và hiện con số là 3.000 tỷ đồng.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Xét về tài sản, Bắc Á là ngân hàng có quy mô vừa phải cùng với hơn 57 nghìn tỷ đồng, tương đồng với ngân hàng TMCP Tiên Phong hay ngân hàng TMCP Phương Đông. Nếu so với những ngân hàng khác, Bắc Á là ngân hàng khá kín tiếng cũng như ít xuất hiện trên truyền thông. Về hoạt động kinh doanh của ngân hàng này cũng khá khiêm tốn khi thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (hoạt động lõi của một ngân hàng) năm 2014 đạt khoảng 4.500 tỷ đồng, gần bằng 1/6 Vietcombank hay 1/9 con số của Vietinbank.

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Trong báo cáo thường niên 2014, ngân hàng Bắc Á nêu rõ tầm nhìn hoạt động hướng hẹp vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp. Ngân hàng này hiện cũng là đầu tư dài hạn lớn vào TH Milk- công ty sữa do bà Thái Hương thành lập. Ngoài Bắc Á, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cũng là ngân hàng cấp vốn vay lớn cho dự án 350 triệu đô la Mỹ tính đến năm 2014 này.

Tính đến thời điểm cuối năm tài chính 2014, Ngân hàng Bắc Á hiện có khoản đầu tư dài hạn 253 tỷ đồng vào CTCP Thực phẩm sữa TH, với tỷ lệ nắm giữ 6,66%. Khoản đầu tư này chiếm khoảng 40% tỷ trọng các khoản đầu tư dài hạn của Bắc Á Bank.

Hai chữ “ngạo mạn”

Tên tuổi của bà Thái Hương trong những năm gần đây nổi lên gắn với thương hiệu sữa TH Milk bởi những phát ngôn "nghịch nhĩ" với những người trong ngành sữa. Từ làm tài chính ngân hàng đến nảy ra ý tưởng đầu tư vào ngành sữa năm 2008 khi xem tin về vụ sữa nhiễm melamine có thể xem là lần vượt ra vùng thoải mái tiếp theo của bà Hương.

Bước sang năm 2009, bà Hương bắt đầu nhập bò từ Newzealand về áp dụng công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An với vốn đầu tư 350 triệu USD. Một năm sau, TH Milk chính thức tung sản phẩm ra thị trường và công bố doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng năm 2013. Theo dự tính của bà Hương, dự tính đến năm 2017, TH sẽ đạt được doanh thu 23 nghìn tỷ đồng và lúc đó bà sẽ tiến hành IPO ra công chúng.

Hiện trang trại của TH Milk có 45.000 con bò sữa, so sánh với Vinamilk là 89.000 con, trong đó bò nuôi ở trang trại khoảng 9.000 hay Friesland Campina Vietnam là 35.000 con do nông dân nuôi. Nhiều người liên tưởng cái tên TH Milk có lẽ là được lấy từ viết tắt của nhà sáng lập Thái Hương.

Hiện hệ thống TH Milk gồm 3 công ty chính gồm: Thực phẩm sữa TH- TH Milk Food với vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng chuyên phát triển trang trại, nuôi bò; CTCP Sữa TH- TH Milk có vốn điều lệ 200 tỷ đồng chuyên sản xuất sữa và Chuỗi thực phẩm TH chuyên hoạt động phân phối.

Việc rẽ hướng sang ngành sữa của bà Hương không hẳn là quyết định cảm tính. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor, năm 2014 ngành sữa nước Việt Nam chứng kiến cạnh tranh khốc liệt hơn với nhiều sản phẩm mới phát triển như Friesland Campina tung ra nhãn hiệu Sữa Chọn hay Vinamilk ra mắt Twin Cows nhắm đến khách hàng thu nhập cao và nhấn mạnh vào sữa tươi. Cũng theo tổ chức này sữa nước dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng CAGR ổn định 8%. Tạp chí Forbes Việt Nam cũng công bố quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2013 là 3 tỉ USD, ước tính tăng gấp đôi vào năm 2017.

Mặc dù là lính mới nhưng TH Milk đã nhanh chóng triển khai và ghi được dấu ấn với khách hàng gắn với chữ “sạch” cũng như xây dựng được hệ thống trang trại áp dụng công nghệ cao hàng đầu tại Việt Nam khép kín từ trồng cỏ, nuôi bò và sản xuất sữa thay vì nhập nguyên liệu về pha chế.

Còn nhà sáng lập TH Milk cũng thu hút sự quan tâm bằng những phát biểu mà hiệp hội sữa Việt nam cho là quá ngạo mạn như "Tôi không có đối thủ, tôi cảm ơn Vinamilk và các hãng sữa khác đã tạo cho người dân Việt Nam thói quen uống sữa. Tôi muốn làm bạn với họ, song tôi không đi chung con đường với họ, tôi chọn con đường hoàn toàn khác cho mình" và kế hoạch “vượt qua Vinamilk vào năm 2015”.

Chỗ đứng trên thị trường sữa

[Hồ sơ] Thái Hương: Từ cán bộ vật tư đến bà chủ 'ngạo mạn' của TH Milk

Theo do bộ Công thương năm 2014, Việt Nam có hơn 25.000 hộ nông dân nuôi bò ở cung cấp 549,5 triệu lít sữa tươi. Trong đó, 20% số sữa này được doanh nghiệp đưa vào chế biến sữa chua, còn lại 439,6 triệu lít sữa tươi nguyên liệu được sử dụng làm sữa nước. Cũng trong năm này, số liệu thị trường sữa nước tại Việt Nam ghi nhận đã có đến 947,2 triệu lít được bán ra.

Tính đến thời điểm này việc lấn sân sang làm sữa của bà Hương có thể xem là thành công khi trong báo cáo của hãng nghiên cứu Business Monitor International, cái tên TH Milk cũng được nhắc đến như là một thách thức của Vinamilk bằng việc nhập khẩu bò, tự túc nguyên liệu thay vì phụ thuộc vào nhập khẩu.

Không chỉ dừng lại ở sữa, hiện bà Hương còn ấp ủ những dự án khác liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao như rau quả sạch và thực phẩm chức năng có quy mô đến 3 tỉ USD. Trong giai đoạn 1 đến năm 2015 bà Hương cùng các cổ đông sẽ đầu tư 300 triệu USD. Cac sản phẩm này được chế biến tại Việt Nam nhưng đóng gói và làm thương hiệu tại Mỹ. Để thực hiện được tham vọng chinh phục thị trường Mỹ, TH thuê một công ty Đức làm thương hiệu và một công ty Mỹ tư vấn cho kế hoạch đến năm nay sản phẩm chính thức ra thị trường.

Người trong ngành nói gì về bà Thái Hương

Phù thủy quảng cáo Trần Bảo Minh, người từng được Vinamilk trọng dụng cũng từng nhận xét về việc đầu tư của bà Hương là “sự dũng cảm, nếu không nhìn vào bài toán lợi nhuận.” Ông Minh cũng từng nhận định tương lai TH như sau: “Tới năm 2015, TH True Milk đứng đầu về sữa tươi là chắc chắn. Đây là con số nhìn thấy được, không phải phân tích nhiều. Nhưng nói là số 1 ở thị phần sữa tươi chứ thị trường sữa tới 3 tỷ đô, làm sao đứng đầu được!”.

Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Namtừng trả lời phỏng vấn một tờ báo năm 2012: “Một công ty sữa như Vinamilk (doanh nghiệp đang chiếm thị phần rất lớn trên thị trường sữa trong nước hiện nay) đã thành lập 35 – 36 năm nay, với sản lượng sản xuất chiếm tới 65% thị trường. Đồng thời cũng là hãng duy nhất của Việt Nam có sữa xuất khẩu. Trong khi đó, anh (TH milk) còn đang đầu tư, chưa quyết toán để chuyển sang giai đoạn sản xuất. Thử hỏi không ngạo mạn thì là cái gì?”

Theo Trí Thức Trẻ

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm