--> -->
Dòng sự kiện:
Chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10:

Học sinh không nên quá lo lắng

18/03/2021 15:11

Chia sẻ
Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử. Thời điểm hiện tại, học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện cho môn Lịch sử nói riêng và cả 4 môn thi nói chung một cách hợp lý.
Rà soát hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường ngoài công lập Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ tư vào lớp 10

Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương (Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục Hocmai), trong chương trình phổ thông, môn học nào cũng quan trọng. Nhiệm vụ của học sinh là phải học đều các môn, không được chủ quan và bỏ qua môn học nào.

Vì vậy, việc Lịch sử được chọn là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022 có chút ít bất ngờ với một số học sinh nhưng không gây khó khăn cho đại đa số, có chăng chỉ khó khăn với các em chủ quan, học lệch từ đầu năm.

Học sinh không nên quá lo lắng
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội. Ảnh: P.T

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy ôn thi cho học sinh, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương cho hay, để có kết quả tốt môn Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh cần có tâm thế thoải mái, tránh lo nghĩ quá mức. Bên cạnh đó, học sinh cần điều chỉnh kế hoạch học tập và ôn luyện phù hợp với lượng kiến thức hiện có của 4 môn thi, nhất là với các em chủ quan từ đầu năm lớp 9 chưa tập trung học môn Lịch sử thì cần ưu tiên thời gian cho bộ môn này.

Ngoài ra, học sinh cần đọc kĩ sách giáo khoa để nắm được kiến thức cơ bản của mỗi bài học, cần hiểu các sự kiện lịch sử, chú ý trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài. Sau mỗi chương, cần luyện tập bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên cung cấp hoặc từ các tài liệu tham khảo chính thống, các nhà xuất bản có uy tín.

Học sinh cũng cần phân bố thời gian học cho từng phần của môn Lịch sử tương ứng với kết cấu đề thi. Kiến thức phần Lịch sử Việt Nam chiếm nhiều điểm trong bài thi hơn phần Lịch sử Thế giới nên tập trung thời gian ôn tập nhiều hơn. Hai tuần trước khi thi, học sinh tập trung luyện đề tổng hợp cả kiến thức Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam.

“Nhìn chung, môn Lịch sử không khó. Còn thời gian hơn hai tháng nữa mới thi nên nếu các em học nghiêm túc, phân bổ thời gian học các môn hợp lý sẽ đạt kết quả cao” - Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Không nên quá lo lắng cũng là lời nhắn nhủ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh (Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục Hocmai) với học sinh. Lấy dẫn chứng thực tế từ kỳ thi vào lớp 10 năm 2019, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh cho biết phổ điểm của môn Lịch sử trong kỳ thi này khá cao.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh, học sinh cần chú trọng vào phương pháp ôn tập hiệu quả, sử dụng các phương pháp như sơ đồ tư duy để ghi nhớ tổng thể, khái quát tiến trình lịch sử; học theo công thức 5W1H (What - Where - When -Why - Who - How, tạm dịch: Cái gì - Ở đâu - Khi nào - Tại sao - Là ai - Làm thế nào) để ghi nhớ, hiểu bản chất sự kiện, lập các công thức để ghi nhớ các loại kiến thức như nguyên nhân sự kiện, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm...; luyện tập với đề thi tham khảo, đề thi chính thức năm 2019 để nắm rõ cấu trúc đề, tham khảo thêm các khóa học online để củng cố lại các kiến thức đã bỏ lỡ.

“Thời gian còn lại là đủ để học sinh hệ thống lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Khi có phương pháp ôn tập tốt, học sinh sẽ ôn tập nhanh, hiệu quả và tự tin làm bài” - Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh nhấn mạnh.

P.T

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm