
Học sinh TP.HCM trải nghiệm "vai" giáo viên đứng lớp
11/03/2023 19:33
Chương trình "Một ngày làm giáo viên" được tổ chức 2 buổi trong ngày 10/3. Tổng cộng, cả trường có 227 tiết học của học sinh đứng lớp giảng dạy, gồm 14 môn học cho cả 3 khối 10,11 và 12.
Mỗi lớp có tối đa 6 tiết dạy từ tiết 2 của buổi sáng cho tới tiết 7 của buổi chiều, tối đa 1 bài dạy/1 môn học. Học sinh sẽ lựa chọn môn, chuẩn bị giáo án và thực hiện đứng lớp như những người giáo viên thực thụ.
Khi trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ trực tiếp quan sát, hiểu được các công việc giảng dạy, tổ chức lớp… từ đó rút ra được những yếu tố cần và đủ để trở thành giáo viên, điều chỉnh bản thân nếu thực sự có đam mê nghề giảng dạy.
![]() |
Học sinh tự soạn giáo án và đứng lớp như những người giáo viên thực thụ. Ảnh: Trường THPT Nguyễn Du |
Trải nghiệm chương trình "Một ngày làm giáo viên", Lê Thu Phương, học sinh lớp 12A11 chia sẻ, suốt 12 năm học em chưa từng có trải nghiệm đứng trên bục giảng như các thầy, cô. Nhưng trong chương trình, em cảm thấy rất thích thú và hiểu được sự khó khăn, vất vả của các thầy, cô khi giảng dạy cho học sinh.
"Với em đây là một trải nghiệm rất thú vị. Cảm giác khi ngồi dưới lớp và khi đứng trên bục giảng hoàn toàn khác nhau. Em phải chuẩn bị trước từng lời nói, từng động tác... Trải nghiệm này cũng giúp em thấy được sự khó nhọc, vất vả của thầy cô, từ đó yêu thương thầy và trân trọng thầy cô nhiều hơn", Phương nói.
Còn Lê Trần Giáng My, học sinh lớp 12A5, chia sẻ, với khối 12 việc học tập rất bận, vì vậy em tận dụng thời gian thiết kế bài giảng và có tham khảo qua ý kiến của cô chủ nhiệm, các giảng bài, truyền đạt bài học thế nào cho dễ hiểu. Ngoài ra, thời gian qua em cũng đã quen với việc thuyết trình trên lớp nên việc trải nghiệm “một ngày làm giáo viên” trước lớp cũng không quá khó khăn.
![]() |
Trao "quyết định" tổ trưởng chuyên môn cho học sinh trong chương trình "Một ngày làm giáo viên". Ảnh: Trường THPT Nguyễn Du cung cấp. |
Chia sẻ chương trình "Một ngày làm giáo viên", ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, đây là hoạt động nhằm giúp học sinh được trải nghiệm cảm giác khi làm giáo viên. Qua đó, các em có sự trải nghiệm thâu đêm soạn giáo án, chỉnh sửa giọng nói, tác phong đi đứng, hiểu được mối quan hệ tương tác của thầy trò và các em sẽ yêu thương thầy cô hơn, trân trọng những giờ dạy hơn.
"Đặc biệt, qua chương trình này, tôi hy vọng sẽ có những em học sinh nhận ra mình yêu thích, phù hợp với nghề giáo. Chỉ cần mỗi trường có 2-3 em vào trường sư phạm thì mỗi năm toàn quốc sẽ có số lượng giáo viên lớn, giảm bớt được áp lực thiếu giáo viên như hiện nay. Đồng thời, công tác hướng nghiệp của các trường cũng đạt hiệu quả, hoàn thành ý nguyện", ông Phú nói.
Trao đổi về chương trình này, GS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP.HCM nhận định, đây chương trình ấn tượng, là hoạt động trải nghiệm ý nghĩa trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
"Chương trình này sẽ hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh định hướng được tương lai, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Học sinh sẽ có điều kiện hiểu thêm về nghề giáo, xác định rõ các năng lực và phẩm chất của cá nhân xem có phù hợp với các yêu cầu của nghề nghiệp hay không mà phấn đấu", ông Sơn nói.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Chung kết Hội khỏe cán bộ, giảng viên, người lao động các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội

Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An biểu dương công nhân lao động tiêu biểu

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
