--> -->
Dòng sự kiện:

Hướng đi bền vững cho các sản phẩm thủ công truyền thống

14/06/2018 08:27

Chia sẻ
Những năm gần đây, với các sản phẩm thủ công truyền thống, vấn đề giá thành đã không còn là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu mà sản phẩm phải có mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp thị hiếu tiêu dùng, có tính ứng dụng cao. Thực tế này cho thấy, cần sớm có những mô hình, thiết kế mang tính bền vững.
huong di ben vung cho cac san pham thu cong truyen thong Nâng cao giá trị của sản phẩm thủ công
huong di ben vung cho cac san pham thu cong truyen thong Khi mạc Hội chợ hàng thủ công truyền thống 2017
huong di ben vung cho cac san pham thu cong truyen thong Tìm hướng đi mới

Đổi mới mẫu mã sản phẩm

Hà Nội từ lâu được biết đến là một trong những địa phương quy tụ nhiều làng nghề nhất, với 1.350 làng có nghề. Trong số đó có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống, đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Thực tế cho thấy, với truyền thống lâu đời, những nghệ nhân lâu năm có tay nghề cao và sự độc đáo trong mỗi sản phẩm, các mặt hàng thủ công của Hà Nội đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, với sức ép cạnh tranh lớn từ những thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ... cũng gián tiếp khiến hàng thủ công gặp nhiều khó khăn.

Theo một thống kê, hiện giá trị hàng thủ công xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Đáng chú ý, hiện sản phẩm do các nhóm dân tộc thiểu số ở hầu hết các tỉnh miền Bắc hiếm khi được xuất sang các thị trường xuất khẩu trên các kênh chính thức, mà phần lớn được bán làm quà lưu niệm giá rẻ cho khách du lịch.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, hiện các nghề thủ công ngày càng bị đe dọa khi đối mặt với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

Đặc biệt, các nữ nghệ nhân, chiếm phần lớn lực lượng lao động của ngành này sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì hoạt động hoặc công việc kinh doanh của mình.

huong di ben vung cho cac san pham thu cong truyen thong
Với các sản phẩm thủ công truyền thống, vấn đề giá thành đã không còn là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu mà sản phẩm phải có mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng

Việc tìm ra hướng đi mới mang tính bền vững cho các sản phẩm này là hết sức cần thiết. Chẳng hạn, sự kết hợp giữa nghề thủ công truyền thống và thiết kế hiện đại sẽ tạo ra mối quan tâm mới đối với hàng thủ công thông qua quá trình sáng tạo, các nghiên cứu và các câu chuyện được kể lại.

Ngoài ra, một điều đặc biệt quan trọng khác là phát triển các kỹ năng kinh doanh và tiếp thị sẽ đóng thiết yếu để nâng cao đời sống kinh tế.

Khách quan nhìn nhận, từ trước đến nay với các mặt hàng thủ công truyền thống lực lượng lao động như nghệ nhân và thợ thủ công vẫn là những người quyết định mẫu mã cho sản phẩm.

Và các sản phẩm chú yếu chỉ được thị trường biết đến theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”, ít được quan tâm quảng bá. Dĩ nhiên, với hình thức phát triển này, ở các làng nghề, tên tuổi của những nghệ nhân có trình độ, tay nghề cao sẽ được xa gần biết đến.

Chẳng hạn, ở gốm Bát Tràng có nghệ nhân Trần Độ, Vũ Đức Thắng; ở thêu Quất Động có nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục; ở sơn mài Hạ Thái có nghệ nhân Đỗ Văn Thuận… Dù vậy, để thủ công truyền thống vươn xa, mở rộng hơn nữa ra thị trường quốc tế thì “hữu xạ tự nhiên hương” là hoàn toàn chưa đủ.

Cần nhân rộng

Trong buổi trao đổi về hướng đi bền vững cho làng nghề và các sản phẩm truyền thống, ông Đỗ Hồng Chiêu, Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho rằng, việc tự đổi mới mẫu mã là yếu tố quyết định sống còn. Theo ông Chiêu, hiện mẫu mã, sản phẩm làm ra từ làng nghề Sơn mài Hạ Thái hiện nay đã có nhiều sự thay đổi.

Dễ thấy nhất là các sản phẩm thủ công từ làng nghề làm ra hiện chú trọng nhiều hơn tới tính thẩm mỹ. Các sản phẩm hiện được kết hợp đa dạng để phù hợp hơn với thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

Thay vì độc bản trên chất liệu gỗ, các sản phẩm sơn mài hiện có thể được kết hợp trên nhiều chất liệu khác như: gốm, tre cuốn Nam Định, tiện Nhị Khê, xương sừng Thụy Ứng, dát bạc Kiêu Kỵ…

Theo nhiều nghệ nhân, ngoài yếu tố tự đổi mới thì việc hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết. Trong đó, quan trọng bậc nhất là cần sớm có những chính sách khuyến khích sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực hiện đầy đủ chế độ bản quyền theo luật định.

Bên cạnh đó tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn học về thiết kế cho nghệ nhân, tổ chức các hình thức tư vấn và cung cấp thông tin, tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm…

huong di ben vung cho cac san pham thu cong truyen thong
Từ sản phẩm, người tiêu dùng còn có nhu cầu muốn biết nhiều hơn đến những khâu, đoạn trong quá trình sản xuất

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện người tiêu dùng ngoài quan tâm mẫu mã các sản phẩm truyền thống họ thường muốn biết nhiều hơn đến quá trình làm ra sản phẩm. Thỏa mãn nhu cầu này và cũng là để các sản phẩm thủ công đến gần hơn với công chúng, triển lãm trưng bày về Thủ công và Thiết kế do Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức từ ngày 12 đến 30/6 đã thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận.

Theo đơn vị tổ chức, triển lãm là kết quả làm việc của 20 nhà thiết kế trẻ và chủ sở hữu doanh nghiệp đã tham gia vào Cuộc thi Thủ công và Thiết kế do Hội đồng Anh khởi xướng vào cuối năm 2017.

Thông qua triển lãm các sản phẩm của thí sinh, người xem sẽ có thể hình dung được kết quả của quá trình sáng tạo sản phẩm sau khi họ có được những trải nghiệm thực tế và những kỹ năng phát triển kinh doanh được trang bị khi tham gia cuộc thi.

Ngoài ra, những ý tưởng được trưng bày tại triển lãm thể hiện mối quan tâm đặc biệt của các thí sinh tới việc nâng cao giá trị của những sản phẩm thủ công cũng như cộng đồng các nghệ nhân làm thủ công thông qua các thiết kế đương đại và mang tính ứng dụng cao.

Trở lại câu chuyện tìm hướng đi bền vững cho các sản phẩm thủ công truyền thống, rõ ràng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để các sản phẩm thủ công làm ra được rộng đường tiêu thụ trên thị trường thì yếu tố tiên quyết đó là tích cực đa dạng và đổi mới mẫu mã để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Giang Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm