--> -->
Dòng sự kiện:

Huyện Thanh Trì đẩy mạnh tiến độ quy hoạch đô thị trước khi lên quận

22/06/2020 14:37

Chia sẻ
Là một địa bàn có vị trí “thiệt thòi” so với các khu vực khác của thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì đang phải nỗ lực gấp nhiều lần trong quá trình hoàn thiện các tiêu chí hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị trước khi lên quận.    
Huyện Thanh Trì tiếp tục mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới
Hỗ trợ người lao động huyện Thanh Trì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Huyện Thanh Trì tập trung rà soát người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
Huyện Thanh Trì tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch covid-19

Khắc phục nhược điểm về địa lý

Trước đây, khi chưa mở rộng địa giới hành chính, Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam của Thành Phố. Là một vùng đất trũng so với các quận huyện khác của Hà Nội, sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì cũng có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh", chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Minh chứng về điều này, có thể kể đến trận lụt lịch sử ở Hà Nội năm 2008. Khi các vùng khác của Hà Nội đã khô ráo cả tháng thì Thanh Trì vẫn tù đọng ngập nước, toàn huyện phải đi thuyền để cấp phát lương thực cho nhân dân.

huyen thanh tri day manh tien do quy hoach do thi truoc khi len quan
Thanh trì nỗ lực phấn đấu các chỉ tiêu về hạ tầng đô thị, môi trường trước khi lên quận

Cũng từ vị trí địa lý này, Thanh Trì bị ảnh hưởng rất nhiều về ô nhiễm môi trường. Thanh Trì có 3 con sông lớn của thành phố chạy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Đặc biệt, ô nhiễm từ sông Nhuệ và sông Tô Lịch có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất nông nghiệp của huyện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, trước đây, kinh tế của huyện phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây thương mại dịch vụ mới phát triển nhưng do ô nhiễm nên các nhà dầu tư còn rất e dè khi đầu tư. Chính vì vậy, sự phát triển thương mại dịch vụ chưa đạt được như kỳ vọng của chính quyền và nhân dân.

Về giao thông, Thanh Trì có trục đường 1A, 1B, đường sắt cắt qua, đặc biệt là tuyến đường 1B trở thành lằn ranh chia cắt giữa các khu hành chính, nông thôn của huyện, làm rời rạc sự kết nối cũng như quy hoạch tổng thế.

Trục đường Phan Trọng Tuệ tiếp nối với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai là trục đường quan trọng của huyện nhưng hiện nay còn có nhiều đoạn tắc khó tháo gỡ như đoạn qua Bệnh viện 09, Khu đô thị Đại Thanh (ước chừng có 2 vạn dân đi về mỗi ngày), các nhà máy xí nghiệp ô nhiễm như nhà máy phân lân, nghĩa trang Văn Điển, Ga Văn Điển với 8 phút có một chuyến tầu chạy qua… đó là những điểm giao thông mà Thanh Trì cần giải quyết trong thời gian tới.

Với những khó khăn về vị trí địa lý và môi trường, để phấn đấu lên quận, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì đã và đang nỗ lực hết mình để khắc phục những hạn chế, hoàn thành các chỉ tiêu theo đề án lên quận trong những năm tới, đặc biệt là các tiêu chí về hạ tầng đô thị và môi trường.

Đẩy mạnh tiến độ quy hoạch đô thị

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, huyện Thanh Trì được Thành ủy phê duyệt đề án lên quận vào năm 2025, tuy nhiên, huyện cũng đang phấn đấu về trước nhiệm vụ từ 1 đến 2 năm. Vì vậy, Thanh Trì cần phải tăng gấp đôi nguồn lực so với nhiệm kỳ trước.

Theo đề án lên quận thì hiện nay, huyện Thanh Trì còn thiếu 3 chỉ tiêu, đó là chỉ tiêu về cân đối thu chi ngân sách, chỉ tiêu về mật độ giao thông (hiện nay huyện đang thiếu khoảng gần 60km đường giao thông); chỉ tiêu cây xanh công cộng (quy định mật độ cây xanh 6m2/người thì hiện nay huyện đạt 3,5m2/người).

“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, rà soát theo quy hoạch địa bàn để đề xuất đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển quy hoạch đô thị mới, kéo theo phát triển dịch vụ thương mại của huyện. Còn về cây xanh công cộng thì hiện nay huyện đã rà duyệt các cây xanh theo quy hoạch để báo cáo thành phố, kêu gọi đầu tư.

Ngoài ra huyện cũng rà soát toàn bộ quỹ đất công trong khu dân cư, các khu đất đổ phế thải để hỗ trợ san lấp mặt bằng, giao cho các xã, thôn trồng cây xanh. Trước mắt cần giữ lại không gian xanh cho nông thôn để cải tạo môi trường, khi lên quận sẽ đầu tư để trồng cây xanh công viên. Với tất cả các tiêu chí, huyện đều có kế hoạch rất cụ thể với từng chỉ tiêu một, không dàn trải, chung chung”, ông Hưng nhấn mạnh.

huyen thanh tri day manh tien do quy hoach do thi truoc khi len quan
Huyện thường xuyên chỉnh trang các tuyến đường giao thông, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng, chăm sóc hoa, cây cảnh, vệ sinh môi trường các trục đường chính, các tuyến đường liên thôn, liên xã.

Theo ông Hưng, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản cũng là thách thức của huyện trong bối cảnh lên quận, đây cũng được xác định là công tác trọng tâm của huyện Thanh Trì. Huyện thường xuyên chỉnh trang các tuyến đường giao thông, hệ thống cấp nước, điện chiếu sáng, chăm sóc hoa, cây cảnh, vệ sinh môi trường các trục đường chính, các tuyến đường liên thôn, liên xã.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý địa bàn, tập trung xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng mới phát sinh và các vi phạm còn tồn theo chỉ đạo của Thành phố, Huyện ủy. Huyện cũng duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường gắn với đảm bảo trật tự văn minh đô thị, phòng chống dịch bệnh.

Với quyết tâm hoàn thành các tiêu chí lên quận vào năm 2023, huyện Thanh Trì đã và đang tập trung tăng cường nguồn lực đẩy mạnh đầu tư cho các tiêu chí, trong đó gấp rút hoàn thiện tiêu chí giao thông, xây dựng hạ tầng khung kết nối những tuyến đường.

Cụ thể như đường giao thông liên xã Yên Mỹ - Duyên Hà - Vạn Phúc có tổng mức đầu tư hơn 155 tỷ đồng; tuyến nút giao Xa La gần 2km kết nối từ đường Nguyễn Xiển đến khu đô thị Xa La đi qua xã Thanh Liệt và Tân Triều; tuyến đường nối cầu Hòa Bình đến khu đô thị mới Nam Linh Đàm đã hoàn thành...

Hiện nay, Thanh Trì đang đầu tư xây dựng mới đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh có tổng mức đầu tư 461 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối QL1A với đường Ngọc Hồi - Vũ Lăng; đầu tư cải tạo đường Nguyễn Bồ lên dốc Đồng Trì, xã Yên Mỹ sẽ hoàn thành trong năm 2020. Năm 2019, huyện chủ trương chuẩn bị đầu tư cải tạo, xây mới 18 tuyến đường có chiều dài gần 31km trên địa bàn nhằm khớp nối hạ tầng giao thông giữa các địa phương và các quận, huyện lân cận.

Để đạt được mục tiêu lên quận vào năm 2023, huyện Thanh Trì đã và đang tập trung thực hiện tốt các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng và hạ tầng đô thị.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm