--> -->
Dòng sự kiện:

Huyện Thường Tín: Thu nhập của lao động nông thôn dần được cải thiện

07/11/2018 20:30

Chia sẻ
Nhờ được tham gia các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2018 của Chính phủ, đến nay, trên địa bàn huyện Thường Tín nhiều người dân địa phương đã ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, chăn nuôi tại gia đình theo mô hình tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.
huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien Ba Vì: Đề nghị có chính sách đặc thù với huyện đông đồng bào dân tộc thiểu số
huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tạo việc làm, tăng thu nhập
huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien Lao động nông thôn ở Ba Vì đã chủ động 'nhập cuộc' để cải thiện đời sống

Ngày 7/11, đoàn khảo sát thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của TP Hà Nội do bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với UBND huyện Thường Tín về việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien
Bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn khảo sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Thường Tín

Thông tin về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong năm 2018, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của UBND huyện Thường Tín cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 28/3/2018 của UBND huyện Thường Tín về đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2018, đến nay, UBND huyện Thường Tín đã tổ chức được 17 lớp đào tạo nghề cho 595 học viên.

Theo báo cáo của UBND huyện, với nghề nông nghiệp, sau khi học nghề, đa số các học viên đều ứng dụng vào phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đã đạt được những hiệu quả tích cực như: Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap...

Về tình hình cho vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất của người lao động sau khi học nghề, đến nay, số hộ có thành viên học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có 74 người vay với số tiền 2,34 tỷ đồng.

huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien
Ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín phát biểu tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của thành phố

Tại buổi khảo sát, đoàn kiểm tra đã tới thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của các học viên tại xã Tự Nhiên và thăm mô hình chăn nuôi tại xã Chương Dương.

Đánh giá cao về hiệu quả của công tác đào tạo nghề với bản thân và người dân địa phương, anh Nguyễn Huy Trung ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín cho biết: Sau khóa học, gia đình tôi đã mở rộng quy mô chăn nuôi gà, áp dụng kiến thức được học vào việc nhận biết, xử lý bệnh cho vật nuôi nên giảm mạnh tỷ lệ mắc bệnh, nhờ đó mà thu nhập tăng lên. Cụ thể, trước khi học, thu nhập của gia đình chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/lứa, sau khi học, đã tăng lên 10 triệu đồng/lứa.

Còn chị Nguyễn Thị Thúy ở Đội 3 xã Tự Nhiên, sau khóa học về trồng rau hữu cơ, gia đình chị đã áp dụng hiệu quả vào sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

huyen thuong tin thu nhap cua lao dong nong thon dan duoc cai thien
Vườn rau đến kỳ thu hoạch của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở Đội 3, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín

Trực tiếp tới thăm quan mô hình của người dân, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn khảo sát ghi nhận hiệu quả trong công tác đào tạo nghề qua thành quả người nông dân đã đạt được. Tuy nhiên, bà Nhàn cũng đề nghị UBND huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc bao tiêu sản phẩm cho người nông dân bởi phần lớn hiện nay tại địa phương vẫn chưa có sự liên kết, xâu chuỗi giữa nhà nông với doanh nghiệp, chủ yếu bà con nông dân phải “tự sản, tự tiêu”.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn công tác, ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho biết: Huyện Thường Tín hiện có 47 làng nghề được thành phố công nhận; có 10 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm công nghiệp làng nghề. Theo đó, công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn luôn được huyện quan tâm phối hợp với chủ doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, làng nghề tổ chức đào tạo, truyền nghề cho LĐ trên địa bàn.

Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín cũng kiến nghị với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban, ngành của thành phố tiếp tục phối hợp với huyện thực hiện hiệu quả Sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại huyện, qua đó nhằm giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động trên địa bàn.

Bảo Duy

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm