
Kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại TP.HCM
05/04/2022 22:24
Người lao động TP.HCM xoay sở "sinh tồn" trong thời kỳ bão giá Công an TP.HCM tìm bị hại của Công ty bất động sản KingLand Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số |
Theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lộ trình triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ dự kiến bắt đầu tổ chức tiêm ngay sau khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin, phấn đấu hoàn thành trước tháng 9/2022.
Theo đó, đối tượng là trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đang sinh sống, học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có 898.537 trẻ được tiêm phòng, trong đó có 885.730 trẻ đi học và 12.807 trẻ đang được nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ em chưa đi học.
Đối với trẻ đi học, sẽ được tiêm tại trường học hoặc tại điểm tiêm được cơ sở giáo dục và y tế địa phương phối hợp quyết định, đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh.
![]() |
Dự kiến có gần 900.000 trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh được tiêm phòng Covid-19. |
Đối với trẻ không đi học, sẽ được tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Uỷ ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quyết định. Với trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện, tổ chức tiêm vắc xin ngay tại bệnh viện (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác).
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách và nhập liệu đầy đủ danh sách trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đang đi học trên địa bàn trước khi tổ chức tiêm lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện rà soát, lập danh sách nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi không đi học, trẻ đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý; nhập liệu danh sách lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị các địa phương phối hợp ngành y tế sẵn sàng các phương án xử trí, cấp cứu khi có sự cố bất lợi sau tiêm.
Các điểm tiêm thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời, đặc biệt là tai biến nặng. Theo dõi trẻ tại điểm tiêm chung ít nhất 30 phút sau tiêm và hướng dẫn phụ huynh, người giám hộ tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm. Đồng thời cung cấp số điện thoại của trung tâm y tế hoặc trạm y tế để phụ huynh, người giám hộ liên hệ khi cần.

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân

Tạm đình chỉ nhân viên y tế để xác minh vụ tố "nộp đủ tiền mới cấp cứu" ở Nam Định
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
