--> -->
Dòng sự kiện:

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

16/09/2024 11:33

Chia sẻ
Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Hà Nội triển khai tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố Nestlé Việt Nam cùng người tiêu dùng Việt “Ăn Tết xanh - Đón lộc lành” Hà Nội lan tỏa xu hướng tiêu dùng và thói quen sống xanh

Doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến sản xuất “xanh”

Ông Hoàng Minh Lâm - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), cho biết, tiêu dùng “xanh” là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bởi thế, tiêu dùng “xanh” đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cùng với các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với môi trường.

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hiện đang theo đuổi mô hình sản xuất xanh, bảo vệ môi trường.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.

Là một đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh bao bì, ông Nhâm Sỹ Nguyên - Trưởng phòng Kinh doanh chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Bao bì TQT, cho biết, đơn vị chuyên sản xuất, thiết kế, in ấn các loại giấy carton, bao bì carton, thùng giấy đóng hàng... Trước xu thế phát triển xanh và bền vững, công ty đã chuyển đổi nguyên liệu sang loại thân thiện môi trường, tự phân hủy cao, kể cả với các sản phẩm từ nhựa, nilon.

Đề cập đến giá thành sản phẩm, theo ông Nhâm Sỹ Nguyên, giá thành các sản phẩm carton thường cao hơn các sản phẩm thông thường một chút, nhưng vì lợi ích lâu dài, bền vững, Công ty TNHH Bao bì TQT vẫn lựa chọn chuyển đổi. Về phía khách hàng, đối tác cũng thay đổi nhận thức và dần ưu tiên các sản phẩm giấy, thân thiện môi trường hơn.

“Hiện Công ty cũng đang cố gắng thay đổi máy móc, áp dụng công nghệ mới, tiết giảm chi phí để giảm giá thành cho các sản phẩm thân thiện môi trường, tăng tính cạnh tranh. Trong tương lai, tiêu dùng xanh sẽ là xu thế tất yếu”, ông Nguyên khẳng định...

Cũng đề cập đến xu hướng sản xuất “xanh”, ông Bùi Khánh Dũng - Tổng Giám đốc Công ty MUSA PACTA, cho hay, xu hướng “xanh” là xu hướng tất yếu, đang rất phát triển trên thế giới. Trái đất đang đứng trước nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường và rác thải gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe con người. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang tập trung hướng tới mô hình sản xuất, tạo và bán các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường. Lĩnh vực này cũng thu hút nhiều doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.

Từ sản xuất “xanh” đến kết nối tiêu dùng sản phẩm “xanh”

Thời gian qua, với sự gia tăng nhanh chóng của lượng rác thải nhựa, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, ô nhiễm nhựa đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, rác thải nhựa không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, gây hại cho hệ sinh thái, mà còn trực tiếp đe dọa tới cuộc sống của con người và các loài động vật khi các hạt vi nhựa dần xâm nhập vào chuỗi thức ăn.

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp
Sản phẩm rau xanh được bọc lá chuối nhằm kích thích thói quen tiêu dùng xanh.

Để nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiến tới hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, mới đây Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phát động tiêu dùng xanh, bền vững và chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.

Đây là các cơ hội kết nối kinh doanh; liên kết hợp tác sản xuất, kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, thương mại, tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Chương trình cũng thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tự hủy, tái sử dụng và các sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế “xanh” của Thủ đô. Đồng thời, thể hiện sự đồng hành của Thành phố trong việc cùng người dân thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Đại diện Tập đoàn Central Retail (chuỗi siêu thị Go! Big C, Tops market) cho biết, là đơn vị luôn tiên phong trong mảng bán lẻ xanh và bền vững môi trường; hướng tới các mục tiêu bao gồm: Giảm thải khí nhà kính, hỗ trợ cộng đồng, bao bì thân thiện với môi trường và xử lý rác thải.

Năm 2024, đơn vị đã triển khai lắp đặt các máy thu gom rác thải tái chế tại hệ thống Trung tâm thương mại GO! trên toàn quốc, qua đó truyền cảm hứng, khuyến khích khách hàng cùng hướng đến lối sống xanh không rác thải, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, hàng năm, hệ thống siêu thị BigC Thăng Long luôn phối hợp với các đơn vị triển khai phát động chương trình giảm thiểu dùng túi nilon, rác thải nhựa nhằm khuyến khích người tiêu dùng chủ động giảm sử dụng túi nilon khi đi mua sắm bằng cách mang theo túi cá nhân khi đi mua sắm, hoặc tái sử dụng túi thân thiện môi trường, hướng tới việc đẩy mạnh phong trào giảm ô nhiễm nhựa tại thành phố Hà Nội...

Có thể thấy, việc các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng cùng chung tay, tham gia vào xu hướng sản xuất, phân phối tiêu dùng xanh sẽ tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rác thải nhựa một cách bền vững.

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm