--> -->
Dòng sự kiện:

Khách đồng loạt hủy tour, hãng lữ hành kẹt cứng

05/08/2020 11:01

Chia sẻ
Không chỉ Đà Nẵng, khách du lịch đồng loạt hủy tour đi Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn,... Việc hoàn, hủy tour khiến các công ty lữ hành kẹt cứng vì bản thân đơn vị này cũng chưa được đối tác hoàn trả.
Chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh
Đề nghị các công ty lữ hành cân nhắc việc đưa khách đến Ai Cập

Tính đến thời điểm này, 100% khách đã hủy tour đi Đà Nẵng. Tuy các điểm đến khác như Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn,... chưa có dịch, nhưng do tâm lý lo ngại dịch Covid-19, khách cũng đồng loạt hủy tour theo phản ứng dây chuyền.

Không có khách đăng ký mua tour mới, vấn đề hiện nay là xử lý như thế nào với những du khách đã mua tour trong nước, khi mà lượng khách hoãn, hủy lên tới 80-90% trong 3 tháng tới.

Chẳng hạn, tại Khánh Hòa, hàng loạt du khách đã hủy tour trong tháng 8 do lo ngại dịch bệnh. Hiệp hội Lữ hành Khánh Hòa ước tính, lượng khách đoàn hủy tour lên đến 90%.

Khách đồng loạt hủy tour, hãng lữ hành kẹt cứng
Lo ngại dịch bệnh, nhiều du khách hủy tour du lịch trong nước (ảnh minh họa)

Theo Sở Du lịch TP.HCM, báo cáo sơ bộ của 11 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch, lữ hành trên địa bàn cho thấy, đã có trên 35.000 khách đã hủy tour trong những ngày cuối tháng 7. Việc hoàn, hủy tour tiếp tục diễn ra sau đó, khi một đơn vị lữ hành lớn tại TP.HCM cho biết tính đến tháng 9 có khoảng 50.000 khách hủy tour, thiệt hại ước tính vài trăm tỷ đồng.

Tại Hà Nội, riêng từ ngày 28-30/7, đã có trên 7.500 lượt khách của 22 đơn vị lữ hành hủy tour.

Ông Trần Trung Kiên, Phó trưởng phòng Tiếp thị và truyền thông Công ty Vietrantour, cho biết tổng số khách hoãn, hủy tour lên tới xấp xỉ 3.000 khách (tính đến 31/8).

Các công ty lữ hành cho hay họ đang kẹt cứng giữa một bên du khách đòi tiền khi hủy tour, một bên là các đối tác như hàng không, khách sạn chưa hoàn trả tiền mà phía lữ hành đã đặt cọc. Thậm chí, với hàng không, phải 3 tháng nữa các đơn vị lữ hành mới được hoàn tiền.

Trao đổi với PV. VietNamNet, bà Dương Mai Lan, Giám đốc công ty du lịch Ascend Travel, chia sẻ, đối với tuyến Đà Nẵng, các công ty lữ hành phần nào đã hoàn trả tiền dịch vụ, còn thực tế chính họ cũng chưa chắc chắn khi nào mới nhận được tiền hoàn từ các đối tác.

Với rất nhiều tuyến điểm khác, du khách chỉ được phép lùi dịch vụ, còn hoàn huỷ coi như là mất hết chi phí vé và phòng khách sạn.

Chẳng hạn, bà Lan dẫn chứng tuyến Đà Nẵng sau khi có lệnh giãn cách xã hội, các chuyến bay dừng từ ngày 28/7 thì khách được hoàn tiền, song trên thực tế phải sau 90 ngày mới được nhận. Còn tất cả các tuyến khác như Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn, Hạ Long,... đối tác chỉ cho phép bảo lưu, thời hạn sử dụng dịch vụ trước 31/12/2020.

“Du khách lo ngại dịch bệnh nên muốn hủy tour và mong được hoàn lại tiền. Nhưng các tuyến này không cấm bay, nếu khách hủy sẽ mất chi phí chứ không được hoàn 100%. Nhiều khách không hiểu, cho rằng chúng tôi cố tình ép họ”, bà Lan nói và mong du khách thực sự chia sẻ với các công ty lữ hành.

Như tại công ty Ascend Travel, các tour đi Dubai đã 6 tháng qua chưa lấy lại được tiền cọc, với số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng.

Khách đồng loạt hủy tour, hãng lữ hành kẹt cứng
Các công ty lữ hành cho rằng khách nên bảo lưu dịch vụ, đi vào thời điểm khác thay vì hủy tour

Vì lượng khách hủy tour đông, nhiều công ty lữ hành đang rơi vào tình huống tương tự khi phải xoay xở tìm nguồn tài chính và các phương án giải quyết. Chưa kịp hoàn hồn sau cú sốc Covid hồi đầu năm, giờ nhiều công ty lại quay chong chóng lo tiền bồi hoàn cho khách. Nỗi lo còn kéo dài khi giờ đã qua mùa cao điểm du lịch hè, từ nay đến cuối năm du lịch nội địa chưa biết sẽ ra sao.

Chính vì thế, mới đây, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đã có văn bản gửi Tổng cục Du lịch, cơ quan quản lý du lịch, Hiệp hội Du lịch 20 địa phương trên cả nước đề nghị liên kết hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong đàm phán hủy, hoãn tour giai đoạn dịch Covid-19.

Việc không chỉ tour mùa hè hủy mà hàng loạt sự kiện hội họp, ẩm thực cũng bị hủy trên diện rộng sẽ “khiến cho các công ty lữ hành phải chịu áp lực hoàn tiền cho khách, vì họ cũng không được hoàn trả các khoản đã ứng trước đặt cọc thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ như nhà xe, cơ sở lưu trú", bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội, cho biết.

Do đó, Hiệp hội đề nghị Sở và Hiệp hội du lịch các địa phương vận động doanh nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ chia sẻ tổn thất và thiệt hại, không phạt hủy, hoãn đồng thời hoàn lại tiền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành trả cho du khách.

Đối với khách du lịch trong nước, bà Dương Mai Lan cho rằng, nếu không muốn đi thời điểm này, khách nên bảo lưu dịch vụ để đi vào thời điểm khác như tầm tháng 10-12, thay vì hủy tour.

Bà Lan giải thích, nếu khách bảo lưu, tất cả các dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng, hàng không,... vẫn còn nguyên, không lo bị mất gì cả. Tất nhiên, việc sắp xếp thời gian đi sau này cũng khó, nhưng còn hơn là để mất dịch vụ mà không chắc đã được hoàn tiền”, bà Lan nói.

Đối với khách vẫn quyết định hủy tour tại các điểm đến không có dịch, các chuyến bay không bị cấm, sẽ không được hoàn vé hoặc khách sạn Đơn vị lữ hành sẽ vẫn hoàn lại cho khách các chi phí khác như ăn uống, vé tham quan, vận chuyển,... Chi phí này chiếm khoảng 5-6% tổng chi phí tour.

Theo Ngọc Hà/vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/lu-hanh-ket-cung-vi-khach-dong-loat-huy-tour-663344.html?vnn_source=trangchu&vnn_medium=moinong7

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm