--> -->
Dòng sự kiện:

Khẩn cấp triển khai các biện pháp ngăn chặn bạch hầu ở Tây Nguyên

09/07/2020 21:07

Chia sẻ
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết: "Việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô rộng và cho tất cả người dân 4 tỉnh Tây Nguyên để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan là vô cùng quan trọng nhằn tạo tiền đề vững chắc cho công tác phòng, chống dịch các năm tiếp theo".    
Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc
Thơm ngát Tà Đùng
Dấu ấn Tây Nguyên trong tổ hợp thương mại giải trí hàng đầu Gia Lai

Gần 50% ca bệnh bạch hầu không có triệu chứng

Sáng ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam và Quảng Ngãi về công tác phòng chống dịch bạch hầu.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai) đã ghi nhận 66 trường hợp, tăng 3 ca so với cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về phòng chống bạch hầu cách đây 2 ngày.

khan cap trien khai cac bien phap ngan chan bach hau o tay nguyen
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Phân tích sâu về 53 ca đầu tiên mắc bệnh, Cục trưởng Đặng Quang Tấn thông tin, có tới 25 ca không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc). "Việc có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc là rõ ràng", ông Tấn nhận định.

Trong số các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là người trên 7 tuổi (chiếm 85%), ghi nhận có người 50-60 tuổi cũng mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ có 3 trường hợp/53 người (5,6%).

Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh một số nội dung cần làm đối với địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Trong đó, nhấn mạnh các tỉnh Tây Nguyên phải làm tốt công tác truyền thông để làm sao thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân về phòng chống bệnh bạch hầu.

"Trên thực tế có tình huống cán bộ y tế đã đến tận nhà vận động nhưng người dân vẫn không đi tiêm chủng, do đó trong công tác truyền thông cần đa dạng các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào, tuyên truyền bằng cách cầm tay chỉ việc theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý.

Cấp tốc đưa vaccine đến vùng có nguy cơ lây nhiễm

Viện trưởng Viện Dịch tễ Tây Nguyên cho biết, tuần này và tuần sau sẽ triển khai xét nghiệm bạch hầu tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Viện sẵn sàng cung ứng 500.000 liều vắcxin cho Tây Nguyên trong 1 ngày nhưng khó khăn là người dân phần lớn ở vùng sâu vùng xa, chưa có ý thức tiêm phòng.

PGS.TS Phan Trọng Lân- Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin dù tiêm vắc xin nhưng vẫn có vi khuẩn trong người nên vẫn có khả năng lây lan. Vắc xin chỉ giảm tình trạng bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Với bạch hầu phải phát hiện sớm. Vì thế điều tra dịch tễ để truy vết rất quan trọng giúp những người đã tiếp xúc được dùng kháng sinh dự phòng.

Lắng nghe các ý kiến thảo luận tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận: Dịch bạch hầu xảy ra rải rác, nhưng năm nay khác các năm trước là quy mô xảy ra trên diện rộng (hiện đã xuất hiện tại 4 tỉnh Tây Nguyên).

“Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng đối với dich bệnh này là làm thế nào để dập dịch nhanh nhất, không để dịch lan rộng và đảm bảo yếu tố bền vững cho giai đoạn sau”- GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.

Quyền Bộ trưởng cũng nhấn mạnh bệnh bạch hầu là bệnh cổ điển, tất cả các cơ chế sinh bệnh học đều đã biết, tử vong chủ yếu do biến chứng viêm cơ tim. Bệnh này có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, Quyền Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan tâp trung nỗ lực khống chế, quyết liệt ngăn chặn và kiểm sát dịch bệnh này.

Tuy nhiên, song song với phòng chống dịch bạch hầu cần phải chú trọng phòng chống dịch Covid-19, không thể chủ quan, lơ là, nếu chúng ta để xảy ra một ca bệnh thì tốc độ lây lan rất nhanh.

Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầy trên quy mô lớn, trước hết tại 4 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum có ca bệnh, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tiêm theo chiến dịch nên tất cả người dân từ 2 tháng tuổi đều được tiêm chủng.

Theo đó, toàn bộ trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng. Với trẻ 2-3-4 tháng thì tiêm vắc xin 5 trong 1 đang tiêm rộng rãi, trên 7 tuổi thì tiêm vắc xin Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).

“Chúng ta đã thực hiện rất thành công chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên chiến dịch này khác chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi là để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh

Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vắc xin cung cấp cho 4 địa phương này với hơn 4,7 triệu người được tiêm vắc xin

K.Tiến

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Xem thêm