--> -->
Dòng sự kiện:

Khát vọng vươn xa của thành phố mang tên Bác

29/01/2025 06:27

Chia sẻ
Năm 2025 là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đổi thay lớn lao ở Thành phố mang tên Bác Dù có đi bốn phương trời… lòng vẫn nhớ về Hà Nội Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Đường lớn đã mở…

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của TP.HCM. Hàng loạt chủ trương lớn của Trung ương đã được ban hành nhằm phát triển bền vững TP.HCM “vì cả nước, cùng cả nước”, trong đó phải kể đến Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 24); Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 31); Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (Nghị quyết số 98).

Khát vọng vươn xa của thành phố mang tên Bác
Vượt qua muôn vàn khó khăn, TP.HCM đang lấy lại đà tăng trưởng và vai trò dẫn dắt cho cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo đó, Nghị quyết số 31 đã khẳng định: TP.HCM tiếp tục là động lực, đầu tàu, dẫn dắt trong vai trò của một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nghị quyết số 31 đề ra mục tiêu đến năm 2030, TP.HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP. Đến năm 2045, TP.HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hoá phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.

Đặc biệt, Nghị quyết số 98 đã quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố và thành phố Thủ Đức.

Về thực hiện Nghị quyết 98, theo UBND TP.HCM, tính đến nay trong 44 cơ chế đặc thù được quy định đã có 30 cơ chế đã áp dụng gồm 20 cơ chế bước đầu đạt kết quả, 10 cơ chế đang trong quá trình chuẩn bị thủ tục và các bước tiếp theo để triển khai đúng quy định; 14 cơ chế chưa áp dụng gồm 1 cơ chế đang chờ bộ, ngành bổ sung quy định, 2 cơ chế xin dừng thực hiện do đã có quy định mới thay thế, 4 cơ chế chưa đề xuất áp dụng và 7 cơ chế Thành phố đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn. Đơn cử, trong lĩnh vực quản lý đầu tư, Thành phố đã bố trí 3.794 tỷ đồng hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm; thông qua danh mục 7 vị trí phát triển mô hình TOD dọc tuyến metro số 1, metro số 2, vành đai 3; đã ban hành danh mục 41 dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa theo phương thức đối tác công tư; 5 dự án BOT nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu để thực hiện đến năm 2028. Thành phố đã đưa vào cân đối từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm là 11.287 tỷ đồng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài với tổng mức đầu tư 19.617 tỷ đồng…

Vươn mình, bứt phá

Đánh giá cao vị trí, vai trò cũng như thành quả kinh tế xã hội của TP.HCM đã đạt được trong suốt thời gian qua, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị cũng đã nhìn nhận những mặt hạn chế như tiềm năng, lợi thế của Thành phố chưa được khai thác hiệu quả; tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm, kinh tế tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm thì nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh, trở thành điểm nghẽn cản trở sự phát triển của Thành phố. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chậm và thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch, quản lý đô thị, sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém; giao thông quá tải và ùn tắc; triều cường, ngập úng, ô nhiễm môi trường gia tăng; nhà ở, bệnh viện, trường học, hệ thống phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân…

“Thành phố đã đi qua 4/5 chặng đường nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, một chặng đường lịch sử đầy khó khăn, thử thách. Với tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực và quyết tâm to lớn… Thành phố sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bộ Chính trị xác định: Việc xây dựng và phát triển TP.HCM văn minh, hiện đại là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, nhất là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố với phương châm: "TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”. Nghị quyết số 31 đã định hướng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển TP.HCM như tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng con người Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với Thành phố mang tên Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Xuân mới đang về, đất nước đang đứng trước vận hội mới. TP.HCM đang nỗ lực vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế, vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đáp ứng sự mong chờ của Trung ương và nhân dân cả nước. “Thành phố đã đi qua 4/5 chặng đường nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, một chặng đường lịch sử đầy khó khăn, thử thách. Với tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực và quyết tâm to lớn…Thành phố sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm