
Khi nào sổ đỏ đứng tên hộ gia đình?
18/02/2021 11:27
Những trường hợp không có sổ đỏ vẫn được sang tên Phải làm gì khi diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với sổ đỏ? |
Điều kiện sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
Theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, khi nhận chuyển nhượng thì sổ đỏ (Giấy chứng nhận) sẽ đứng tên hộ gia đình sử dụng đất nếu đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, đang sống chung tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ ba, có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (cùng góp tiền để mua).
![]() |
Sổ đỏ sẽ đứng tên hộ gia đình khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ảnh: ST |
Cách ghi thông tin hộ gia đình sử dụng đất
Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về cách ghi thông tin hộ gia đình sử dụng đất như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”.
Như vậy, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trên sổ đỏ sẽ không ghi đầy đủ tên các con có chung quyền sử dụng đất mà ghi thành “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”.
Mặc dù không ghi đầy đủ tên các con (thành viên trong gia đình) nhưng những cá nhân này vẫn có chung quyền sử dụng đất nếu cùng nhau góp tiền.
Trong trường hợp chuyển nhượng, tặng cho hay thế chấp quyền sử dụng đất thì vẫn phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
Theo Kim Nhung/laodong.vn
https://laodong.vn/bat-dong-san/khi-nao-so-do-dung-ten-ho-gia-dinh-880666.ldo

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
