--> -->
Dòng sự kiện:

Khơi dậy tinh thần yêu sách trong người dân

15/04/2021 16:35

Chia sẻ
Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, số lượng người tìm đến sách suy giảm thì rất cần phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc từ mọi tầng lớp nhân dân để phát triển, nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Thư viện “ba không” của những bạn trẻ yêu sách Điểm hẹn của những người yêu sách Thủ đô rộn ràng đón xuân cùng 'Phố Sách'
Khơi dậy tinh thần yêu sách trong người dân
Người dân hào hứng đọc sách tại thư viện

Sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi con người, ở mỗi lứa tuổi, lợi ích từ việc đọc sách mang lại có những điểm khác biệt. Ở lứa tuổi học sinh, hình thành thói quen đọc sách, làm bạn với những trang sách bổ ích, lý thú sẽ giúp phát triển tốt hơn về sự hiểu biết, vốn sống, cách ứng xử, chia sẻ với mọi người, trau dồi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết.

Ở tuổi trưởng thành, mỗi người cần đọc sách để cập nhật kiến thức, thông tin để trau dồi kỹ năng, nghề nghiệp tránh bị lạc hậu trong thời đại hiện nay. Còn đối với người cao tuổi, không chỉ là tìm hiểu tri thức và giải trí hàng ngày mà đọc sách thường xuyên còn là một cách để “tập thể dục” cho não, chống lại sự lão hóa do tuổi già mang lại.

Với tầm quan trọng như vậy, việc đọc sách đang được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết. Đơn cử như trong năm 2020 dù gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 nhưng việc đọc sách vẫn được chú trọng. Cụ thể như một doanh nghiệp lớn về sách đã cho ra mắt “ATM sách” để “nhả sách” miễn phí cho người dân. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc máy bán hàng tự động với mặt hàng là sách và hoàn toàn miễn phí.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, “Ngày Sách Việt Nam” lần thứ 7 buộc nhiều nhà sách phải đóng cửa, việc phát hành sách truyền thống lâm vào thế lao đao. Để thích ứng, ngành xuất bản, in và phát hành sách đã có những thay đổi nhằm thích nghi với nhu cầu người đọc. Theo đó người đọc chỉ cần ngồi nhà, click chuột lập tức sách sẽ được giao tới tận tay với mức giá ưu đãi.

Để “kích cầu” độc giả, hầu hết các nhà xuất bản đều có chương trình khuyến mại mua online. Không chỉ việc mua sách được thực hiện online, mà cả những buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến cũng được tổ chức dưới hình thức livestream trên mạng xã hội. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tổ chức khai mạc Hội Sách trực tuyến quốc gia đầu tiên với chủ đề “Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh” với gần 10.000 đầu sách và nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi...

Có thể nói, sau một thời gian bị “lãng quên” văn hoá đọc đang dần được quan tâm và có những biến chuyển tích cực. Đây cũng là cơ hội để các truyền lửa đam mê đọc sách đến cho giới trẻ. Tuy nhiên, ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, văn hóa nghe - nhìn đang lấn át văn hóa đọc... việc làm thế nào để nuôi dưỡng ham mê đọc sách ở giới trẻ vẫn là một thách thức lớn.

Để làm được điều này, kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, các đơn vị xuất bản, phát hành sách vẫn phải đặc biệt quan tâm đến nội dung, hình thức của xuất bản phẩm. Theo đó, phải thường xuyên đổi mới, bắt kịp và đón đầu xu thế thị hiếu của trẻ nhỏ nhưng đồng thời vẫn phải bảo đảm các yếu tố gần gũi, có tính giáo dục, khơi gợi sự sáng tạo để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trong sáng, có ý chí, nghị lực ngay từ khi còn nhỏ...

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản, công ty phát hành cần quan tâm đến công tác truyền thông, quảng bá xuất bản phẩm để tiếp cận với độc giả nhí một cách nhanh nhất. Việc này cần triển khai bằng nhiều kênh hoặc có thể gắn với tổ chức các hoạt động, sự kiện, giới thiệu sách trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng...

Nhìn chung, để xây dựng một nền văn hóa đọc lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi cần sự tham gia có nhiệt huyết từ nhiều phía các bậc phụ huynh, các nhà quản lý văn hóa, thầy cô giáo và quan trọng nhất là đội ngũ những người sáng tác./.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm