--> -->
Dòng sự kiện:

Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A

04/01/2025 19:50

Chia sẻ
Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh sinh sôi, khiến mọi người dễ mắc bệnh cúm. Nhiều người nhầm lẫn giữa cảm cúm thông thường và cúm A nên chủ quan và từ đó gây ra những hậu quả khôn lường. Việc xét nghiệm sớm, tuân thủ hướng dẫn điều trị và tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 Hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dịch cúm gia cầm

Nhầm lẫn giữa cúm A và cúm thông thường

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Loại virus này có thể truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, môi trường hoặc qua các chủ thể đã nhiễm bệnh. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, các chủng virus cúm A phổ biến hiện nay bao gồm cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.

Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả cho các chủng này, người dân không nên chủ quan, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Tại nhiều cơ sở y tế, đã ghi nhận không ít trường hợp phải nhập viện vì nhầm lẫn với cúm thông thường, dẫn đến xử lý chậm trễ.

Ngày 27/12/2024, cụ Nguyễn Thị Mận (85 tuổi, Nam Định) nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho nhiều và khó thở. Con dâu cụ, cô Thanh, cho biết ban đầu gia đình chỉ nghĩ cụ bị cảm thông thường nên đã tự điều trị tại nhà bằng thuốc cảm nhưng không đỡ. Cô Thanh chia sẻ thêm rằng trong nhà cũng có người mắc cúm A nhưng đã khỏi sau vài ngày uống thuốc. Có thể cụ đã bị lây nhiễm từ người này.

Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A
Dù là bệnh thường gặp nhưng người dân không nên coi thường những biến chứng của cúm A. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Ban đầu, các triệu chứng chỉ là ho, đau người và sổ mũi, nhưng sau 2-3 ngày, cụ vẫn sốt cao và xuất hiện tình trạng khó thở kéo dài do tiền sử bệnh phổi. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, gia đình đã đưa cụ đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả test cho thấy cụ dương tính với cúm A và được chỉ định nhập viện ngay để điều trị. Cụ phải nằm viện 8 ngày và tiếp tục được theo dõi thêm sau khi khỏi bệnh.

Gia đình bác Nhượng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng có một cháu bé bị nhiễm cúm A. Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ cháu bị cảm thông thường do trời lạnh, đi ra đường không che chắn kỹ. Cháu được cho uống thuốc hạ sốt efferalgan. Mỗi lần uống thuốc, cơn sốt có giảm nhẹ nhưng lại tái phát ngay khi thuốc hết tác dụng. Sau 3 lần uống thuốc, cháu bé vẫn sốt cao đến gần 40 độ C. Lo ngại sốt cao ảnh hưởng đến sức khỏe cháu, gia đình đưa cháu đi khám tại bệnh viện và nhận kết quả dương tính với cúm A.

Trong cả hai trường hợp trên, người bệnh đều rất mệt mỏi, kiệt sức. Điều này cho thấy việc nhầm lẫn cho thấy việc nhầm lẫn giữa cúm A và cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến điều trị chậm trễ, gây nguy hiểm, đặc biệt với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần theo dõi sát sao các triệu chứng bất thường và đến cơ sở y tế kịp thời để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Con đường lây truyền và biến chứng nguy hiểm

Cúm A là một bệnh phổ biến với khả năng lây nhiễm nhanh chóng. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 đến 4 ngày, trung bình khoảng 2 ngày ở đa số trường hợp. Virus cúm A chủ yếu lây truyền từ người sang người qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, cười nói hoặc hít phải không khí nhiễm virus. Ngoài ra, virus còn có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp khi chạm vào các bề mặt nhiễm khuẩn như quần áo, tay nắm cửa, bàn ghế,... rồi đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt. Những triệu chứng thường gặp bao gồm đau ngực, khó thở, hụt hơi, ho, sốt cao, chóng mặt kéo dài, dấu hiệu mất nước dù đã bổ sung đủ nước, lú lẫn và kém tỉnh táo.

Mặc dù cúm A khá phổ biến, nhưng các biến chứng của bệnh lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và không nên chủ quan. Một số biến chứng thường gặp bao gồm: làm nặng thêm các bệnh mãn tính như tim mạch, phổi và hen suyễn; gây viêm phổi, suy hô hấp, viêm phế quản, đau nhức cơ; thậm chí có thể dẫn đến rối loạn thần kinh như lú lẫn và co giật.

Những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người già trên 65 tuổi và trẻ em, do khả năng đề kháng kém và nguy cơ biến chứng cao. Đặc biệt, cúm A có thể gây tử vong đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu từ trước, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư, người ghép tạng hoặc mắc bệnh mãn tính. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.

Tránh biến chứng do cúm A

Để ngăn ngừa biến chứng và hậu quả nghiêm trọng do cúm A gây ra, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những biện pháp sau:

Xét nghiệm và chẩn đoán sớm: Việc xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời đóng vai trò quan trọng trong xác định chính xác bệnh cúm. Hiện nay, xét nghiệm cúm diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, giúp phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả. Khi xuất hiện các dấu hiệu như ho, chảy nước mũi, khó thở, đau họng, hoặc sốt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm cúm trong vòng 24 giờ sau khi sốt nhằm xác định có bị cúm A hay không.

Sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn: Người bệnh chỉ nên dùng thuốc kháng virus hoặc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh vì thuốc này không có tác dụng đối với virus cúm. Đồng thời, cần tránh lạm dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi hẳn, hạn chế tiếp xúc với người cao tuổi và trẻ nhỏ – những đối tượng dễ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất với các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Người bệnh nên ưu tiên thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp. Đồng thời, cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, oresol hoặc nước điện giải để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc caffeine vì có thể gây mất nước.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ lây lan virus. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, cần khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn ghế và điện thoại để hạn chế sự lây nhiễm.

Cuối cùng, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi cúm A là tiêm phòng vắc xin hàng năm. Các loại vắc xin hiện nay có khả năng chống lại nhiều chủng virus cúm khác nhau. Đặc biệt, những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi nên tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch và nhắc lại định kỳ để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh.

Phương Mai - Kim Quyên

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Sau chiến thắng 5-3 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận mở màn, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang dồn toàn lực chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Philippines tại lượt trận thứ hai bảng B - Giải futsal nữ châu Á 2025. Một chiến thắng nữa sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sớm đoạt vé vào tứ kết.

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Với tầm nhìn chiến lược và năng lực phát triển bền vững, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế nhà kiến tạo bất động sản cao cấp qua tuyệt tác mới mang tên The Matrix One Premium - giai đoạn nâng cấp toàn diện thuộc tổ hợp The Matrix One đã thành công rực rỡ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống của giới tinh hoa, định danh phong cách sống thượng lưu tại trung tâm hành chính mới phía Tây Hà Nội

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Tập 24 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục mang đến những nút thắt cảm xúc sâu sắc. Trong khi ông Nhân đứng ra nhận tội thay Hậu, người con trai ruột vẫn lạnh nhạt và thẳng thừng từ chối sự hiện diện của ông. Tình tiết này khiến Nguyên không thể kìm nén sự phẫn nộ.
Xem thêm