--> -->
Dòng sự kiện:

Không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi

23/09/2022 16:57

Chia sẻ
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) năm học 2022-2023 và chuẩn bị Hội thi GVDG năm học 2023-2024 cấp Trung học cơ sở, trong đó có yêu cầu giáo viên không dạy thử tiết dạy tham gia Hội thi.
Phải khắc phục tình trạng “thiếu giáo viên, thiếu lớp học, thiếu sách giáo khoa” Hà Nội giao bổ sung hơn 2.300 biên chế giáo viên năm học 2022-2023 Nâng cao năng lực cho kỹ thuật viên và giáo viên nguồn các trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỷ

Hội thi nhằm phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu GVDG, nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành Giáo dục.

Thông qua Hội thi cũng nhằm tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các môn dự thi nói riêng và các bộ môn văn hoá nói chung; góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối với giáo viên.

Tiết dạy tham gia Hội thi GVDG được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. (Ảnh minh họa)
Tiết dạy tham gia Hội thi GVDG được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. (Ảnh minh họa)

Các đơn vị không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi; đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, thực chất, đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngành.

Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng quy định, tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi ở lớp đến dạy thi. Giáo viên được Ban Tổ chức thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 2 ngày trước thời điểm thi.

Sau các tiết dự thi của đơn vị, giáo viên trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân, được họp với Ban Giám khảo để nghe thông báo một số nội dung nhận xét. Ban Giám khảo có thể hỏi thêm một số vấn đề nếu cần. Giáo viên không được tiếp xúc riêng với các thành viên Ban Giám khảo trước và sau khi thi.

Phần trình bày biện pháp đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác giảng dạy của cá nhân giáo viên tại nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp.

Kết quả Hội thi GVDG là minh chứng để tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên theo quy định hiện hành. Giáo viên được công nhận GVDG có trách nhiệm dạy lại tiết dạy và báo cáo biện pháp đã tham gia Hội thi trong phạm vi cấp trường, liên trường trên địa bàn để chia sẻ những kinh nghiệm vận dụng hiệu quả trong công tác giảng dạy.

T.P

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm