--> -->
Dòng sự kiện:

Khu vực Hồ Gươm: Sẽ có diện mạo mới đẹp hơn

15/03/2018 13:55

Chia sẻ
Những ngày này Trung tâm văn hóa Hồ Gươm thu hút đông đảo du khách hơn thường nhật. Tại đây, đang trưng bầy triển lãm và lấy ý kiến người dân về phương án thiết kế Dự án đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm. Sự kiện này đã thu hút nhiều người dân Thủ đô và đông đảo du khách thập phương quan tâm, đóng góp ý kiến.
se co dien mao moi dep hon Người dân tích cực đóng góp ý kiến về Quy hoạch Ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm
se co dien mao moi dep hon Diện mạo mới từ đổi mới toàn diện

Chú trọng vào cảnh quan

Theo ghi nhận của PV, trong đa số phiếu đóng góp ý kiến hiện nay, mặc dù vẫn có ý kiến không đồng tình, song đa phần người dân vẫn nhất trí việc cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm là cần thiết. Điều quan trọng mà nhiều người dân quan tâm là làm thế nào có giải pháp bền vững để giữ nguyên nét cổ xưa của nghìn năm văn hiến xung quanh khu vực Hồ Gươm.

Bác Nguyễn Trí Thảo – (SN 1943, giáo viên nghỉ hưu) cho rằng, việc cải tạo cần nghiên cứu để tránh làm giảm diện tích thảm cỏ, giảm mặt nước, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, đến sinh vật quanh hồ ra sao?.

se co dien mao moi dep hon
Người dân tham gia đóng góp ý kiến tại Trung tâm văn hóa Hồ Gươm.

Còn bà Nguyễn Minh Phương giáo viên tiểu học ở gần khu vực này thì kiến nghị: Vật liệu lát hè là gạch hoa hoặc đá chống trơn vừa nâng tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Đi liền đó phải có hệ thống thoát nước. Đồng thời, hệ thống chiếu sáng nên thay đổi theo thời gian, có đan xen mầu trang trí quanh hồ nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Một số người dân cũng đề nghị Thành phố bảo tồn, giữ nguyên cây cối ở trong Đền Ngọc Sơn và ngoài Tháp bút đã có từ hàng trăm năm nay. Không nên thêm cây hoa xen kẽ, tránh xây dựng khu vệ sinh xung quanh đền, hồ cũng như một số công trình xung quanh.

Không đơn giản chỉ là lát vỉa hè

Ý kiến người dân là vậy. Đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thì sao? Theo ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, do nhiều năm không được đầu tư toàn diện nên hạ tầng quanh Hồ Gươm đã xuống cấp. Hiện vỉa hè quanh Hồ Gươm có hơn 20 loại gạch đá khác nhau, dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ.

Do vậy, lần này thành phố Hà Nội sẽ cải tạo tổng thể, đem lại bộ mặt hoàn chỉnh quanh Hồ Gươm. Hiện dự kiến phương án cải tạo là sẽ bóc toàn bộ gạch block và ngay cả các diện tích đá xanh phía đường Đinh Tiên Hoàng được lát trong dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cách đây 8 năm thay bằng đá granite dày 10 cm có nguồn gốc từ tỉnh Bình Định. Loại đá này được một đơn vị tư vấn của Pháp đề xuất lựa chọn.

“Việc lát đá vỉa hè chỉ là một phần trong tổng thể dự án. Dự án lần này gồm cải tạo bờ kè; cải tạo hệ thống cấp thoát nước, tưới tiêu quanh hồ, thảm cỏ, cải tạo hệ thống chiếu sáng, cải tạo thảm hoa thảm cỏ; đường dạo. Đây là dự án quan trọng. Do đó, quận và thành phố đã chuẩn bị kỹ từ khâu nghiên cứu, lựa chọn vật liệu và giải pháp kỹ thuật thi công cũng như quá trình giám sát. Thành phố cũng đã xin ý kiến các bộ ngành để hoàn thiện dự án" - Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm cho biết.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cũng thông tin và khẳng định rằng: Với các viên đá và gạch “block” bị thay thế nếu chất lượng vẫn tốt, chỉ bị trầy xước do quá trình sử dụng, về kỹ thuật vẫn xử lý được có thể sẽ được sử dụng lại ở các vườn hoa trên địa bàn để tận dụng và tiết kiệm tiền.

Cần có cái nhìn toàn diện

Thực tế, việc chỉnh trang và cải tạo cảnh quan khu vực Hồ Gươm đã được thành phố Hà Nội đặt ra từ trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010). Khi đó, dự án cải tạo, nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng xung quanh Hồ Gươm được thành phố Hà Nội giao UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách quận chào mừng Đại lễ.

Tuy nhiên, quá trình triển khai do phát sinh nhiều vấn đề chưa có phương hướng giải quyết nên UBND Thành phố chỉ đạo tạm dừng, đồng thời yêu cầu tổ chức lấy ý kiến của người dân về dự án.

Đến năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã có báo cáo thành phố về việc tiếp tục triển khai dự án và được thành phố chấp thuận về nguyên tắc. Tuy nhiên vào thời điểm đó, quận Hoàn Kiếm đang phối hợp với các sở, ngành thành phố nghiên cứu một số đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị liên quan đến khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm nên dự án chưa tiếp tục triển khai. Đến nay, quận Hoàn Kiếm tái khởi động lại dự án chỉnh trang cảnh quanh khu vực Hồ Gươm bằng văn bản đề xuất lên UBND Thành phố.

Thực trạng hạ tầng khu vực hồ Hoàn Kiếm như hè, đường dạo, thoát nước, kè xung quanh hồ tiếp tục xuống cấp, vật liệu lát hè không đồng nhất, không phù hợp với cảnh quan tại vị trí trung tâm Thủ đô, chưa tương xứng với giá trị di tích cấp Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhằm phát huy giá trị di sản đô thị và nâng cao chất lượng cảnh quan xung quanh khu vực Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm đề nghị Thành phố cho phép tiếp tục triển khai dự án, có bổ sung một số nội dung điều chỉnh trên cơ sở bảo tồn tối đa các công trình kiến trúc, cây xanh, mặt nước hiện có.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng nhất trí rằng, việc thay đổi lớn về hạ tầng kỹ thuật ở Hồ Gươm cần phải cẩn trọng vì đây là di tích đặc biệt của quốc gia. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm , việc thay thế để đồng nhất đá lát vỉa hè là việc nên làm để tạo vẻ đẹp xung quanh hồ vì đây là vị trí người trong nước và du khách quốc tế thường đến tham quan. Và ngoài việc lấy ý kiến nhân dân thành phố vẫn cần phải tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học để tạo sự đồng thuận cho dự án.

Ông Liêm cho rằng, để tạo sự minh bạch, quận Hoàn Kiếm cũng nên công khai tổng mức đầu tư cho nhân dân biết và giám sát. Lát đá tự nhiên tổng mức đầu tư có thể rất đắt, thế nhưng nếu nó mang lại lợi ích lớn, lâu dài thì vẫn phải làm.

Tuấn Dũng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm