--> -->
Dòng sự kiện:

Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá

15/10/2024 15:50

Chia sẻ
Tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng trong 9 tháng năm 2024 đạt bình quân 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số Huy động nguồn vốn đầu tư các tuyến metro tại Thành phố Hồ Chí Minh Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Dẫn đầu tăng trưởng GRDP vùng Đông Nam Bộ (gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) là Bà Rịa - Vũng Tàu với mức tăng 11,47%. Đây là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước. Hầu hết lĩnh vực kinh tế đều ghi nhận kết quả tốt hơn so cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 16,1%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 12,07%; doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 13,14%; doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 19,61%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 39,68%; kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng tương ứng 9,35% và 7,28%. Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm sáng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đăng ký khoảng 1,907 tỷ USD vốn FDI và 34.751 tỷ đồng vốn trong nước, gấp khoảng 3,2 lần so cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá
Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2024 cao nhất vùng Đông Nam Bộ.

Tại TP.HCM, GRDP 9 tháng năm 2024 tăng tăng 6,85%; trong đó khu vực dịch vụ tăng 7,46%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,62%, khu vực nông nghiệp giảm 0,8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,47%. Tuy mức tăng quý 3/2024 cao hơn 6 tháng đầu năm 2024 nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Điều này càng khó khăn hơn trong quý 4/2024 khi Thành phố phấn đấu tăng 9,5% để kéo cả năm đạt mức tăng 7,5%.

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân TP.HCM, kết quả trên cho thấy tình hình kinh tế vẫn phục hồi tích cực. Tuy nhiên, tăng trưởng Thành phố chưa tăng đột phá, chưa có cú huých đủ lớn, nguyên nhân giải ngân đầu tư công chậm đã ảnh hưởng đến các hoạt động khác như thu hút vốn ngoài Nhà nước, xây dựng, bất động sản....

Còn theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 9 tháng năm 2024, tăng trưởng GRDP của địa phương này tăng 7,71% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu cả năm 2024 là từ 6,5-7%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,35%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,61%, khu vực dịch vụ tăng 7,7%, thuế sản phẩm tăng 7,07%. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,24%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 58,4%, khu vực dịch vụ chiếm 24,57%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,79%.

Tại Bình Dương, GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 7,05%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,11%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%, khu vực dịch vụ tăng 7,42%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm vụ tăng 6,95%. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Dương, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 65,24%, khu vực dịch vụ chiếm 24,77%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,31%.

Trong khi đó, GRDP 9 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Phước tăng 9,27% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,46%, khu vực dịch vụ tăng 7,4%, khu vực lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,11%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,21%. Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế của tỉnh tiếp tục có sự dịch chuyển giữa các khu vực theo xu hướng khu vực công nghiệp - xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn (43,59%), kế đến là khu vực dịch vụ (30,53%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (22,43%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (3,46%).

Tương tự, GRDP tỉnh Tây Ninh trong 9 tháng năm 2024 đạt 7,86% so cùng kỳ năm 2023, trong đó tăng cao nhất ở khu vực công nghiệp - xây dựng (11,30%); kế đến là khu vực thương mại dịch vụ (6,95%), khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng (3,63%), phần thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (3,34%). Về cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (46,20%), kế đến là khu vực dịch vụ (30,42%), khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản (18,97%) và phần thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm (4,41%).

Xuân Tình

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Sau chiến thắng 5-3 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận mở màn, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang dồn toàn lực chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Philippines tại lượt trận thứ hai bảng B - Giải futsal nữ châu Á 2025. Một chiến thắng nữa sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sớm đoạt vé vào tứ kết.

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Với tầm nhìn chiến lược và năng lực phát triển bền vững, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế nhà kiến tạo bất động sản cao cấp qua tuyệt tác mới mang tên The Matrix One Premium - giai đoạn nâng cấp toàn diện thuộc tổ hợp The Matrix One đã thành công rực rỡ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống của giới tinh hoa, định danh phong cách sống thượng lưu tại trung tâm hành chính mới phía Tây Hà Nội
Xem thêm