--> -->
Dòng sự kiện:
Chuyện kể về những người công nhân đường sắt

Kỳ 1: Để những chuyến tàu chạy êm

22/09/2022 20:56

Chia sẻ
Hằng ngày, đều đặn những chuyến tàu ra Bắc vào Nam phục vụ vận chuyển người và hàng hóa an toàn trên cung đường sắt là nhờ vào “ê kíp” công nhân đường sắt không quản ngày đêm, âm thầm làm việc, bất kể trời mưa, rét cắt da thịt, hay nắng chói chang… đó là những ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
Nguy cơ mất an toàn từ quán cà phê đường tàu Đóng cửa phố “cà phê đường tàu”: Nếu không nghiêm sẽ tạo tiền lệ tiêu cực Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ga ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội
Kỳ 1: Để những chuyến tàu chạy êm
Nhóm công nhân duy tu, bảo dưỡng đường sắt qua địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Trong chuyến đi công tác qua địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tình cờ bắt gặp những dáng người lom khom vặn từng chiếc đinh ốc, tiếng búa đập chan chát, cờ lê chiết ốc ken két, tiếng xúc đá sỏi lẻng xẻng đã “thu hút” tôi lại gần. Tới nơi tôi mới biết đây là nhóm công nhân đang duy tu đường sắt, thuộc Công ty cổ phần đường sắt Nghệ Tĩnh, và có chứng kiến mới biết được công nhân lao động ngành đường sắt vất vả như thế nào.

Hỏi về công việc, ông Nguyễn Văn Minh (quê Hương Sơn - Hà Tĩnh) làm công việc sửa chữa đường sắt thuộc cung đường chợ Thượng huyện Đức Thọ chia sẻ: “Tôi làm công nhân đường sắt đến nay cũng đã 20 năm, nghề nào có cái vất vả của nghề đó, đối với nghề sửa chữa đường sắt thì tôi thấy rất tự hào. Niềm vui của anh em tôi là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho đoàn tàu là mừng rồi, đó cũng là động lực giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn dưới cái nắng, cái rét của nghề”.

Tìm hiểu thêm về công việc của công nhân đường sắt tôi biết, hằng ngày họ đều bám cung đường, bởi lịch trình của tàu chạy là cố định theo giờ hàng ngày. Công việc của họ như một khuôn khổ, ấn định theo giờ.

Kỳ 1: Để những chuyến tàu chạy êm
Công việc của công nhân đường sắt không quản ngày đêm

Anh Đăng Khoa, Cung trưởng - Cung đường sắt chợ Thượng cho biết: Những tuyến đường sắt của chúng ta đã cũ, đến “tuổi” cần thay thế nhiều bộ phận, như ray, tà vẹt, bu lông... nên chúng tôi luôn túc trực chuẩn bị nhiệm vụ khi nhận được thông báo điểm ABC… có hư hỏng hoặc sự cố là lên đường, không kể ngày đêm.

"Công việc không phức tạp, nhưng mỗi công nhân phải học kinh nghiệm từ những người đi trước" - chỉ về mấy con ốc anh Khoa giải thích, khi những con ốc này lỏng thì chỉ cần siết chặt là được, còn khi tháo để thay nó mới khó vì bị chờn hay hoen gỉ, thì phải cố sức siết chặt thêm tí rồi mới tiến hành tháo thì nó dễ hơn, anh Khoa cho biết thêm.

Công nhân duy tu đường sắt dường như ở đâu cũng vậy, vẫn chỉ là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, đào đá, vặn ốc vít làm sao cho đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để tàu qua an toàn mới gọi là hoàn thành công việc.

Tiếp tục ghi nhận dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh, tôi lên tàu từ ga Yên Trung (Đức Thọ) đến ga Hương Phố (Hương Khê). Cung đường này nhiều vị trí xuyên giữa rừng núi không có đường bộ nên mưa hay nắng, anh em công nhân đều phải cuốc bộ đi làm.

Qua tìm hiểu mới biết, công việc này cũng chẳng dễ dàng gì. Dù bây giờ đã có máy móc hỗ trợ nhưng vẫn phải làm thủ công là chính: Bê ray, tà vẹt, cuốc đá, nâng giật ray… đều dùng bằng đôi tay, đôi vai cả, nên người nào người nấy lấm lem. Để đảm bảo đúng tiến độ, nhiều ngày lễ, tết, họ không được nghỉ, khi xảy ra sự cố lại lập tức lên đường.

Kỳ 1: Để những chuyến tàu chạy êm
Những cung đường nằm hẻo lánh giữa rừng núi, vất vả cho công nhân mỗi khi vận chuyển ray tàu để sửa chữa

Dưới cái nắng như thiêu như đốt ở chảo lửa Hương Khê anh Nguyễn Tuấn Dũng - Cung trưởng ga Hương Phố, Hương Khê kể lại: Những ngày hè thời tiết nắng nóng chúng tôi làm việc giữa ray tàu không có bóng mát rất cực, nhưng nhiệt huyết yêu nghề, anh em trong đội đều vượt qua. Đến nay mùa mưa lũ cận kề thì lại có nỗi khổ riêng, không nắng nóng thì dầm mưa, có những lúc nhận tin có sạt lở anh em chúng tôi rất cực, đôi lúc kiệt sức anh em hò nhau để tiếp thêm động lực chứ biết trông vào ai, nhà dân thì cách xa…

Trong giờ giải lao anh Dũng xắn tay áo lau vội những giọt mồ hôi đang lăn dài trên mặt, rồi kể “Nghề này không dành cho phụ nữ, chỉ có phái mạnh mới làm nổi và chịu chinh chiến hết nơi này đến nơi khác. Muốn vào nghề, điều kiện ban đầu là có sức khỏe, và hiểu biết, cùng với đó phải học qua lớp sơ cấp về ngành đường sắt".

Họ có mặt ở hầu hết các nẻo đường. Công trình nơi đâu là nhà ở đó, các kỹ sư, công nhân sửa chữa đường sắt sẵn sàng sống trong những lán trại tạm bợ để duy tu, sửa chữa ray tàu tiếp sức cho hành khách, hàng hóa thông thương từ Bắc vào Nam và ngược lại. Khi hoàn thành xong công việc, họ nhìn con tàu kéo hồi còi báo hiệu di chuyển an toàn, những người thợ mới vỡ òa sung sướng để hòa cùng niềm vui của người lái tàu.

(Còn nữa)

Nguyễn Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm