--> -->
Dòng sự kiện:
Thực hiện hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài:

Kỳ 1: Phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài

16/11/2021 18:50

Chia sẻ
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Chuyển đổi số mở “luồng xanh” trong xúc tiến xuất khẩu Nhìn từ một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước

Trong các chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, cộng đồng NVNONN đều có những đóng góp quan trọng. Công tác về NVNONN đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 29/11/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về chính sách và công tác đối với NVNONN (Nghị quyết 08). Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị trong lĩnh vực này, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong toàn Đảng, các cấp, các ngành và địa phương về công tác NVNONN. Những quan điểm cơ bản của Nghị quyết khẳng định NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Chính sách đại đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cơ sở của sự đoàn kết, hòa hợp là ý thức dân tộc và lòng yêu nước của mọi người Việt Nam hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…

Tiếp đó, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác NVNONN (Nghị quyết 36). Quan điểm chỉ đạo chính của Nghị quyết gồm: Công tác đối với NVNONN cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.

Đồng thời công tác đối với NVNONN cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nước ngoài. Công tác NVNONN là trách nhiệm của toàn bộ hệ thông chính trị và của toàn dân…

Kỳ 1: Phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
Công tác về NVNONN luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 19/5/2015, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới (Chỉ thị 45). Chỉ thị 45 có những điểm đáng chú ý như: Về công tác đại đoàn kết, bổ sung quan điểm: “Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung”, “chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc”, đồng thời nhấn mạnh “Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm”.

Đồng thời, Chỉ thị nhấn mạnh việc tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề thể chế hóa các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36 (sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện, tạo thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam...), dạy và học tiếng Việt (sớm triển khai chương trình dạy tiếng Việt qua mạng phù hợp với từng địa bàn), thông tin đối ngoại (tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng; thông qua NVNONN, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và vận động bạn bè quốc tế), hỗ trợ hội đoàn (nghiên cứu xây dựng chính sách, hỗ trợ các tổ chức hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng; nghiên cứu thí điểm công nhận các chỉ hội NVNONN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam...).

Bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Nhìn lại 16 năm thực hiện Nghị quyết 36 và 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, có thể thấy “sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị” chính là sức mạnh tạo nên thành công của công tác về NVNONN để chủ trương “cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” thực sự đi vào đời sống của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước.

Kỳ 1: Phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
Năm 2020, khi dịch Covid-19 phức tạp, 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo được đưa về nước.

Trong đó, công tác đại đoàn kết, vận động NVNONN hướng về quê hương đã đạt được những bước đột phá quan trọng. Trong các chuyến đi công tác nước ngoài hoặc trong những dịp kiều bào về nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm, dành thời gian gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng NVNONN. Kiều bào được tạo điều kiện tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của đất nước.

Bên cạnh đó, các hoạt động thường niên do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức như “Xuân Quê hương”, đoàn kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng Vương, thăm quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI, Trại hè dành cho thanh niên, sinh viên kiều bào... thường xuyên được đổi mới về nội dung và hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo kiều bào.

Với những nỗ lực trên, đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nhiều kiều bào, kể cả những người trước đây từng có định kiến, đã có những bài viết và phát ngôn tích cực về tình hình đất nước, trực tiếp phản bác những luận điệu sai trái.

Về việc hỗ trợ NVNONN có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở nước sở tại cũng là vấn đề luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, mặc dù trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn rất quan tâm đến đồng bào ở nước ngoài. Các cơ quan trong và ngoài nước đã phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp như tích cực vận động và phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại hỗ trợ và tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hay tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước an toàn…

Các cơ quan trong và ngoài nước cũng chú trọng tăng cường hợp tác với cơ quan an ninh của nước bạn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm luật pháp sở tại của NVNONN, đồng thời chú trọng công tác bảo hộ công dân, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Kỳ 2: Đi đâu cũng hướng về quê hương

P.Ngân

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm