--> -->
Dòng sự kiện:

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

20/05/2025 21:57

Chia sẻ
Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Miền ký ức trong veo Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ
Ảnh minh họa

Đã là người Việt thì bao giờ cũng rất coi trọng những phút giây được chia sẻ khoảng thời gian gia đình được tụ họp bên nhau. Đặc biệt là buổi tối, thời điểm bữa cơm tối thường là khoảng thời gian cả gia đình được bên nhau lâu nhất.

Trong mỗi bữa cơm, cả nhà sẽ quây quần bên mâm đồng hình tròn. Trên đó có rất nhiều món ăn nóng hổi kèm chén nước mắm ở giữa, thức ăn dù bình dân hay sang sang một chút thì cũng đều gần gũi với đời sống tinh thần của người Việt.

Mâm đồng chủ yếu được gò và thúc nổi từ chất liệu đồng thau ta (đồng vàng) nên rất bền. Để có được một chiếc mâm chạm đồng tinh xảo đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Đồng thau ta có độ rắn hơn nhôm, đồng đỏ nên khi gò tay rất vất vả, với một chiếc mâm đường kính 50cm cần 3 ngày mới có thể gò xong…

Tôi còn nhớ, ngày trước, trong gia đình tôi, bố là người đi làm nuôi sống cả nhà, mẹ ở nhà lo nội trợ, nuôi con. Công việc của anh em chúng tôi vào mỗi giờ ăn đó là dọn mâm cơm và rửa bát.

Mỗi khi dọn mâm bát chuẩn bị ăn cơm, tôi thường vào nhà ngang, rướn người lấy chiếc mâm đồng trên nóc chạn đặt lên chiếc bàn gỗ cũ và bắt đầu dọn mâm bát. Vừa làm vừa đếm xem bữa nay có bao nhiêu người ăn để lấy đủ bát đũa. Xem nhà nấu món canh, món mặn gì để lấy đúng bát tô, và các loại muôi thìa, đĩa ớt, vịt nước mắm, lọ dấm tỏi, lọ hạt tiêu…

Chúng tôi dọn mâm bát ăn cơm rất cẩn thận, vừa đủ bát đũa cho mọi người. Nhưng tôi do tính lười nên thường bốc cả nắm đũa, bê cả chồng bát ra cho tiện, thành ra mâm bát đũa tôi dọn chưa có thức ăn mà đã nặng trịch… Tôi cũng hay bị mẹ mắng vì lỗi này.

Giờ đây, anh chị em chúng tôi đã trưởng thành, ai cũng có cho mình một gia đình riêng, nhưng những lần được về ăn cơm cùng bố, mẹ bên chiếc mâm đồng lại khiến chúng tôi lại nhớ một thời tuổi thơ xưa cũ.

Vâng, trong thế giới vội vã và hối hả hiện nay, tình cảm gia đình là một giá trị vô cùng quý báu. Để tìm lại sự ấm áp và gắn kết gia đình, không cần đến những thứ xa hoa, mâm cơm gia đình luôn là điểm tựa tinh thần, nơi gợi lên những giá trị văn hóa và tình thương đích thực trong tim ta.

Thủy Liên

"Cha tôi, người ở lại" tập 42: Đối thủ mới xuất hiện, Tuệ Minh bất ngờ thúc bố Chính cầu hôn

Tập 42 của "Cha tôi, người ở lại" hứa hẹn sẽ khuấy đảo khán giả với hàng loạt tình tiết vừa hài hước, vừa "rối não". Một nhân vật mới - chàng trai bí ẩn cao to, thậm chí được ví là "gấp đôi An" - đột ngột xuất hiện và nhanh chóng trở thành tâm điểm gây xôn xao trong nhóm bạn thân.

Ngôi trường mẫu mực về văn hóa công sở

Với nỗ lực không ngừng trong xây dựng nếp sống văn minh và môi trường làm việc lành mạnh, Trường Tiểu học Trung Tự đã được công nhận đạt chuẩn “Đơn vị văn hoá”. Đây là thành quả của sự đồng lòng, kỷ cương và sáng tạo của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Hà Nội: Chủ động “lá chắn thép” trước mùa mưa bão

Trước những diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, Hà Nội đã sớm triển khai phương án hộ đê và bảo vệ các trọng điểm xung yếu trong mùa mưa bão năm 2025. Không chỉ củng cố hạ tầng, thành phố còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực tại chỗ và ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân Thủ đô.
Xem thêm